Sau 3 năm thực hiện đổi mới, từ năm 2015, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã đạt được những mục tiêu cơ bản và nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của xã hội.
Do đó, Bộ GD&ĐT quyết định sẽ giữ ổn định phương thức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới như năm 2017.
Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong các năm 2018 đến 2020 việc tổ chức các bài thi, môn thi được giữ ổn định như năm 2017, công văn nêu rõ.
Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
Bộ cũng thông cáo sẽ rà soát, qui hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm ngành/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường; đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học.
Về mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh, Bộ GD&ĐT khẳng định, sẽ rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.
Quy trình thi THPT quốc gia và xét ĐH 2017
Năm 2017 Bộ giáo dục có điều chỉnh mới cho thi THPT quốc gia và xét Đại học cao đẳng, quy trình gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1: Học sinh làm hồ sơ dự thi THPT quốc gia và xét ĐH
1 . Đăng ký chọn thi những bài thi nào. Năm nay mỗi thí sinh được chọn tối đa 5 bài thi (Toán, Văn, Ngoại ngữ, KHTN, KHXN), tùy theo nhu cầu học sinh sẽ phải chọn số bài thi hoặc môn tương ứng
2. Học sinh làm hồ sơ
3. Học sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học cùng với làm hồ sơ thi THPT quốc gia
4. Thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng khi xét tuyển
Bước 2: Tham gia thi THPT quốc gia
Bài thi Toán: Trắc nghiệm 90 phút (50 câu)
Bài thi Ngữ văn: Tự luận 120 phút;
Bài thi Ngoại ngữ: Trắc nghiệm 60 phút (50 câu)
Các bài thi Khoa học Tự nhiên: 150 phút - 120 câu
Khoa học Xã hội: Trắc nghiệm 150 phút mỗi bài (120 câu)
Bước 3: Công bố điểm thi THPT QG và cấp chứng nhận kết quả thi
Đối với thí sinh chỉ mục đích xét công nhận tốt nghiệp thì đến bước 3 là hoàn thiện quá trình thi THPT quốc gia.
Đối với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học thì tiếp tục các bước tiếp theo
Bước 4: Xét tuyển ĐH, Cao đẳng
Theo đó học sinh cần theo dõi điểm đầu vào các trường, điểm của mình để xem xét để quyết định có điều chỉnh nguyện vọng của mình hay không.
Trước khi các trường xét tuyển từ học sinh được điều chỉnh nguyện vọng duy nhất 1 lần theo một trong hai cách: trên mạng hoặc viết trên giấy nộp tại nơi đăng ký dự thi.
Bước 5: Xét tuyển đợt 1
Các trường ĐH, CĐ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 tức là đồng nghĩa với việc học sinh sẽ biết điểm chuẩn cũng như biết mình trúng tuyển vào ngành và trường nào hay đã trượt.
Trường hợp nếu học sinh trúng tuyển thì ngay lập tức cần nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản chính và không được xét các đợt xét tuyển tiếp theo.
Bước 6: Xét tuyển các đợt bổ sung
Các trường thiếu chỉ tiêu bắt đầu xét tuyển các đợt bổ sung.
Thư NguyênBạn đang xem bài viết Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ diễn ra như thế nào? tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].