Cứ mỗi mùa xuân tới, những người bàn hàng trên các đường phố ở thành phố Đông Dương lại bày bán 'trứng bé trai trinh' (còn gọi là trứng luộc nước tiểu đồng tử) như một đặc sản của vùng đất này.
Những xô đựng nước tiểu của các cậu bé, được thu thập từ nhà vệ sinh của các trường tiểu học. Sau đó trứng sẽ được ngâm và luộc trong thứ nước này.
Không có lời giải thích tại sao đó nhất định phải là nước tiểu của bé trai mà chỉ biết cách làm này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Hương thơm của những quả trứng được luộc trong nồi nước tiểu là không thể nhầm lẫn khi khách bộ hành đi ngang qua những cửa hàng bán món ăn này ở Đông Dương.
'Nếu như bạn ăn những quả trứng này, bạn sẽ không bị đột quỵ. Chúng được nấu trong nước tiểu và có mùi thơm đặc biệt.' - Ge Yaohua, 51 tuổi, chủ một cửa hàng bán 'trứng bé trai trinh' cho biết.
'Trứng luộc nước tiểu rất tốt cho sức khỏe. Gia đình tôi thường dùng chúng trong những bữa ăn. Tại Đông Dương, nhà nhà đều thích ăn món này.'
Phải mất gần một ngày để làm ra những quả trứng luộc nước tiểu có vị mằn mặn, bắt đầu với công đoạn ngâm và sau đó là luộc trứng trong một nồi nước tiểu. Sau đó, những quả trứng đã chín được bóp dập vỏ và lại tiếp tục đun trong nhiều giờ.
Những người bán hàng phải đổ nước liên tục vào nổi và kiểm soát ngọn lửa để giữ cho trứng không bị quá nóng và quá chín.
Ông Ge cho biết ông đã bán món ăn độc đáo này suốt 20 năm qua. Mỗi quả trứng có giá 1,5 NDT (0,24 USD), gần gấp đôi giá một của trứng bình thường.
Nhiều cư dân ở Đông Dương, từ người trẻ cho tới người già đều nói rằng những quả trứng luộc nước tiểu có thể giải nhiệt, giúp máu lưu thông tốt hơn và phục hồi năng lượng cho cơ thể.
'Bằng việc ăn những quả trứng này, chúng tôi sẽ không cảm thấy bị đau chân và khớp. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều năng lượng hơn khi làm việc' - Ông Li Yangzhen, 59 tuổi, người vừa mua 20 quả trứng với ông Ge cho biết.
Trứng luộc nước tiểu không chỉ được bày bán tại các cửa hàng trên đường. Cư dân địa phương cũng tự thu gom nước tiểu của các bé trai ở những trường học gần nhà và tự chế biến món ăn này.
Các công dụng trên 'trứng bé trai trinh' đã được các nhà chức trách Trung Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Đông Dương.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Trung Quốc đã cảnh báo về vấn đề vệ sinh trong việc sử dụng nước tiểu để luộc trứng. Dù vậy, người dân Trung Quốc vẫn không ngừng ưa chuộng món ăn có phần... gai người này.
Sở dĩ nên uống nước tiểu trẻ em dưới 10 tuổi bởi chúng chưa có nội tiết tố.
Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cũng có ghi: ‘Nước tiểu còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang’.
Đồng tiện chỉ nước tiểu của trẻ em, thường là của bé trai dưới 12 tuổi, khỏe mạnh.
Người xưa không coi nước tiểu là chất cặn bã của cơ thể thải ra mà coi đây là một vị thuốc quý. Chính vì vậy người ta gọi thứ nước này là luân hồi tửu, hoàn nguyên thang...
Những nghiên cứu hiện đại ngày nay cho thấy, nước tiểu có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như ure, acid uric, acid hipuric, kiềm puric, acid amin, acid béo, các chất nội tiết (hormone) vitamin và các men...
Nhờ những thành phần hóa học và tác dụng của những thành phần ấy, các nhà khoa học đã giải thích được công dụng chữa bệnh của nước tiểu có ghi trong tài liệu cổ mà trước đây chưa giải thích được.
Nước tiểu trẻ em có tác dụng cho phụ nữ sau sinh gầy yếu, ho sốt, thổ huyết, dùng để bào chế một số vị thuốc.
Theo y học cổ truyền, nước tiểu vị mặn, tính hàn (lạnh) không độc.
Có tác dụng chữa hàn nhiệt, đau đầu, ấm khí, ho lâu mất tiếng, chữa sốt rét, nhức đầu, cầm máu, bổ âm, giáng hỏa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương, bị đánh người thâm tím.
Ngày uống 100 đến 200ml, lúc còn đang ấm.
Tây y không dùng.
(Theo GS Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
Ái LinhBạn đang xem bài viết Kỳ lạ món trứng luộc... nước tiểu được ưa chuộng và công nhận là văn hoá phi vật thể tại Trung Quốc tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].