Theo ông Khổng Minh Tuấn, về việc tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tiêm đợt 1 cho những đối tượng ưu tiên, 33,2% có biểu hiện phản ứng sau tiêm, chủ yếu là sốt.
Đối với hoạt động trọng tâm trong quý II, tập trung phòng chống 3 dịch bệnh là COVID-19, sốt xuất huyết và tay chân miệng.
Dịch bệnh COVID-19 năm 2021 khác so với năm 2020, tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng tăng vì vậy cần chủ động hơn nữa đáp ứng mọi diễn biến dịch bệnh.
Về sốt xuất huyết trong năm 2021 bắt đầu nằm vào chu kì dịch nên sang tháng 4 cần triển khai ngay công tác phòng chống sốt xuất huyết, trọng tâm vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
Bệnh tay chân miệng cũng tăng so với năm ngoái nên tập trung phòng chống bệnh tại các trường học trên địa bàn.
Ngoài ra, tập trung tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng thường xuyên theo tuần; tuyên truyền đón nhận tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đợt 2.
Được biết, từ 1/1/2021 đến nay toàn thành phố Hà Nội có 51 ca mắc, 0 tử vong trong đó 16 ca mắc là người nhập cảnh (14/16 trường hợp đã điều trị khỏi), 35 ca mắc tại cộng đồng (32 ca mắc liên quan đến khu vực ổ dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh; 3 ca mắc liên quan tới công ty Mitsui; 31/35 trường hợp đã điều trị khỏi).
Về hoạt động xét nghiệm sàng lọc cho các đối tượng nguy cơ, từ ngày 15-22/3/2021, các đơn vị của Sở Y tế đã lấy 3931 mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên tại các khu vực có nguy cơ ở cộng đồng, kết quả đều âm tính.
Từ ngày 9/3/2021, Sở Y tế đã tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 6251 người, hiện tại các trường hợp này sức khoẻ đều bình thường. Dự kiến trong tuần này sẽ triển khai tiếp cho các đơn vị còn lại theo kế hoạch của đợt 1.
Về sốt xuất huyết, toàn thành phố ghi nhận 52 trường hợp mắc tại 42/579 xã, phường thuộc 20/30 quận, huyện, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2020 (98 mắc, 0 tử vong). Về tay chân miệng ghi nhận 31 trường hợp mắc, tăng 16 trường hợp so với cùng kỳ (15/0) và không có tử vong do sốt xuất huyết cũng như tay chân miệng.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu ngành y tế thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 song song với công tác phòng chống các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng liên thông dữ liệu gắn với hồ sơ quản lý sức khoẻ điện tử của người dân.
An AnBạn đang xem bài viết Khoảng 1/3 người được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 có phản ứng sau tiêm tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].