Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp chính là một loại thước đo được sử dụng để đo lực máu tác động lên trên thành động mạch khi chảy qua khu vực này. Đơn vị đo lường chỉ số huyết áp là mm thuỷ ngân (viết tắt: mmHg). Huyết áp sau khi được tiến hành đo sẽ hiển thị lên chỉ số gồm hai con số. Chúng được gọi hoặc là huyết áp tâm thu hoặc là huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu). Trong đó:
Huyết áp tâm thu là dạng áp lực khi tim co bóp và đẩy máu vào trong động mạch. Lúc này áp lực ở trong động mạch sẽ đạt mức cao nhất.
Huyết áp tâm trương chính là các áp lực khi tim nằm ở giữa các nhịp co bóp. Đồng thời, máu chảy ngược hướng về tim bằng đường tĩnh mạch. Trong giai đoạn này, các áp lực ở trong động mạch sẽ đạt mức thấp nhất.
Vậy huyết áp thấp là gì?
Là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg. Mặc dù huyết áp thấp không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày nhưng chúng vẫn có thể khiến cho tim gặp phải một số vấn đề nguy hiểm. Người bị huyết áp thấp có thể gặp phải một số tình trạng như bị ngất, choáng hoặc nhiều vấn đề có liên quan đến hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
Những người bị huyết áp thấp thường sẽ có số đo khoảng 90/60 mmHg hoặc có thể thấp hơn nữa. Hiểu đơn giản như sau:
Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống.
Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.
Bệnh huyết áp thấp thường tập trung ở nữ giới, với tỷ lệ mắc cao gấp 30 lần nam giới. Tuy nhiên, mọi người thường quan tâm và nói nhiều đến sự nguy hiểm của chứng tăng huyết áp trong khi với huyết áp thấp, đa số đều chủ quan cho rằng không nguy hiểm. Chính vì quan niệm sai lầm này, huyết áp thấp dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm không kém gì tăng huyết áp, làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dấu hiệu của huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu sau:
Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột ví dụ như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc khi vừa ngủ dậy. Lúc này, người bệnh cảm thấy mọi vật đang xoay trong và không kiểm soát được.
Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Khi não làm việc căng thẳng và hoạt động thể lực nặng thì cơn đau đầu càng tăng lên. Mức độ và tính chất cơn đau ở mỗi người là khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
Ngất
Khi huyết áp hạ quá mức nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào cơn ngất đột ngột và gây ra những chấn thương nghiêm trọng khác.
Da lạnh và nhợt nhạt
Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.
Buồn nôn
Có cảm giác buồn nôn, lợm giọng.
Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông
Huyết áp xuống thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.
Ngoài ra, người có triệu chứng huyết áp thấp còn có những dấu hiệu như giảm tập trung, mắt mờ, mệt mỏi...
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện nên tới cơ sở y tế khám để tránh gây ra những tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim...
Xem thêm: Huyết áp thấp có nguy hiểm không và cần làm gì để cải thiện tình trạng huyết áp thấp?
V.LinhBạn đang xem bài viết 5 dấu hiệu cảnh báo bị huyết áp thấp, không nên chủ quan vì có thể gây nhồi máu cơ tim nguy hiểm tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].