Huyết áp thấp có nguy hiểm không và cần làm gì để cải thiện tình trạng huyết áp thấp?

Nhiều người cho rằng chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém, nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến não, tim, thận của người bệnh.

Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém huyết áp cao, bởi khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, cơ thể không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến cơ quan như não, tim, thận,... gây tổn thương các cơ quan này.

Huyết áp thấp là khi chỉ số trên ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số dưới ≤ 60 mmHg. Khi đo huyết áp thấy các chỉ số 90/60 mmHg, 90/55 mmHg, 100/60 mmHg… được coi là huyết áp thấp.

Uống trà gừng giúp cải thiện tạm thời tình trạng huyết áp thấp. Ảnh minh họa

Uống trà gừng giúp cải thiện tạm thời tình trạng huyết áp thấp. Ảnh minh họa

7 triệu chứng thường gặp khi bị huyết áp thấp

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu đột ngột.
  • Mệt mỏi, đuối sức, chân tay bủn rủn.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao, sợ lạnh, chân tay lạnh, nhức mỏi tê bì, nhất là về đêm gây trằn trọc khó ngủ.
  • Tim đập nhanh bất thường, có thể xuất hiện các triệu chứng đánh trống ngực, thở gấp, hụt hơi kèm theo hiện tượng toát mồ hôi lạnh.
  • Buồn nôn, nôn đầy bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng
  • Rối loạn giấc ngủ. Hay bị đau đầu, trằn trọc, mất ngủ. Ngủ hay mơ, gặp ác mộng hoặc tỉnh giấc đột ngột.
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Người bệnh rất mau quên, hay lẫn lộn, thường xuyên lơ đãng, không thể tập trung, chú ý vào công việc hay học tập.

Các biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp thấp

  • Nên uống nhiều nước (khoảng 2- 3 lít nước mỗi ngày)
  • Người bị huyết áp thấp nên tăng thêm một chút muối vào đồ ăn hàng ngày vì muối sẽ làm huyết áp tăng lên.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả loại vitamin thuộc nhóm B.
  • Không bỏ bữa, không nên để cơ thể bị đói
  • Người bị huyết áp thấp nên hạn chế uống rượu, bia vì làm mất nước và làm giảm huyết áp.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.
  • Duy trì tập luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng huyết áp thấp.
  • Khi bị tụt huyết áp, uống một cốc trà gừng nóng sẽ giúp tạm thời nâng chỉ số huyết áp, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu trở lại.
  • Người bị bệnh huyết áp nên chuẩn bị máy đo huyết áp tại nhà nhằm kịp thời phát hiện huyết áp tăng giảm.
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính