Người bị huyết áp thấp có nên ăn mặn?

Nhiều người cho rằng mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch thì không nên ăn mặn để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và giảm các biến chứng nguy hiểm.

Điều này đúng trong đa số trường hợp, nhưng đôi khi, ăn mặn lại là lựa chọn đúng. Theo bác sĩ tim mạch Trần Lê Vũ, những người bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường một chút để giúp ổn định huyết áp.

Bác sĩ Vũ chia sẻ thêm, huyết áp thấp được định nghĩa là huyết áp tâm thu. Bệnh lý này có thể là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm người bệnh ngã, do đó dễ gây ra tai nạn. Ngoài ra, huyết áp thấp nghiêm trọng có thể gây tổn thương cho não và tim. 

  Người bị huyết áp thấp ăn mặn hơn một chút so với người bình thường sẽ giúp ổn định huyết áp. Ảnh minh họa

Người bị huyết áp thấp ăn mặn hơn một chút so với người bình thường sẽ giúp ổn định huyết áp. Ảnh minh họa

Nguyên nhân là do khi bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh suy giảm, cơ thể không kịp điều chỉnh để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận, khiến chúng bị tổn thương.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí là tử vong. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, tụt huyết áp cấp có thể gây sốc cho cơ thể, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng nếu như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…

Có nhiều nguyên nhân của huyết áp thấp, có thể từ các vấn đề mất nước, thiếu dinh dưỡng, đang mang thai cho đến các bệnh lý như: Tim mạch, nội tiết, mất máu, nhiễm trùng huyết, dị ứng nặng hoặc do thuốc. Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân là rất quan trọng.

  Chóng mặt, ngất là những triệu chứng thường gặp của người bị huyết áp thấp. Ảnh minh họa

Chóng mặt, ngất là những triệu chứng thường gặp của người bị huyết áp thấp. Ảnh minh họa

Người bị huyết áp thấp thường gặp phải một số triệu chứng như: Chóng mặt, ngất, mất tập trung, rối loạn thị giác, buồn nôn, da xanh, tay chân lạnh, thở nhanh nông, mệt mỏi, biểu hiện trầm cảm hoặc khát nước…

Các triệu chứng của huyết áp thấp có thể gặp trong các tình huống sau:

- Huyết áp thấp khi đứng (còn gọi là hạ huyết áp tư thế): Tình huống này thường gây ra do mất nước, nằm trên giường lâu ngày, đang mang thai, bỏng, ở trong môi trường quá nóng, đái tháo đường, giãn tĩnh mạch nặng, bệnh tim, các rối loạn thần kinh hoặc do thuốc.

- Huyết áp thấp sau ăn no (còn gọi là hạ huyết áp sau ăn): Chủ yếu ở người cao tuổi, đặc biệt nếu có bệnh lý tăng huyết áp hoặc bệnh Parkinson kèm theo.

- Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: Thường gặp ở người trẻ, khi bệnh nhân đứng khá lâu.

- Hội chứng Shy-Drager: Gây ra do thương tổn tiến triển của hệ thần kinh tự chủ, đặc trưng của hội chứng này là tụt huyết áp khi đứng nhưng khi nằm huyết áp lại tăng rất cao, đi kèm với run cơ, vận động chậm, rối loạn vận ngôn và tiêu tiểu không tự chủ.

Khi chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, người bệnh có thể áp dụng một vài cách để giúp huyết áp ổn định hơn như: Ăn mặn hơn người bình thường, uống nhiều nước hơn, mang vớ tĩnh mạch, giảm uống rượu bia, ăn nhiều bữa nhỏ ít tinh bột và nếu cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc.

L.M

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính