Hút thuốc lá xin đừng ôm con vì có thể gây nguy hiểm cho bé

Nhiều ông bố nghĩ rằng đi ra khỏi phòng để hút thuốc, sau đó vào ôm con thì không gây nguy hại gì, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược.

bac-si-canh-bao-hut-thuoc-khi-con-khong-co-mat-van-gay-hai-nghiem-trong-cho-tim-phoi-cua-con-180258

Chất độc từ khói thuốc bám vào quần áo, da và tóc người hút

Nhiều người nghĩ rằng nếu nhà đang có trẻ nhỏ thì hút thuốc trong phòng sau đó bật quạt để khói bay hết hoặc ra ngoài hút thuốc sẽ không gây hại cho bé.

Hoặc cha mẹ hút thuốc trong ô tô, trong phòng ngủ... khi không có mặt bé và không nghĩ rằng điều này gây hại cho con.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo: chất độc có thể bám vào quần áo, da và tóc của người lớn, sau đó trẻ hít vào và hệ hô hấp non yếu của bé sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân là do: khói có thể đã bay hết trong không khí nhưng vẫn bám vào các sợi vải trên quần áo cha mẹ, chăn đệm, bụi... trong phòng, trong ô tô. Nếu như người lớn có thể không bị hại theo cách này, thì trẻ em là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ “hút thuốc lá thụ động thứ cấp” (third-hand smoke).

Với những phụ nữ hút thuốc đang cho con bú, chất độc từ khói thuốc có thể truyền qua sữa mẹ. Tuy nhiên, so với sữa công thức, sữa mẹ trong trường hợp này vẫn tốt hơn vì có chứa những chất đề kháng tự nhiên.

Do phổi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên khói thuốc lá là nguồn nguy hại cao độ với trẻ. Trẻ có thể bị viêm phổi, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng do tác hại của khói thuốc.

Khói thuốc lá bám vào đồ đạc trong nhà có thể gây hại với phổi trẻ trong vòng 24 giờ sau khi trẻ phơi nhiễm

Khói thuốc lá bám vào đồ đạc trong nhà có thể gây hại với phổi trẻ trong vòng 24 giờ sau khi trẻ phơi nhiễm

Tác hại của thuốc lá: ảnh hưởng đến tim, phổi và chức năng nhận thức của trẻ

Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương khi phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Trước đây, trẻ hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc do người khác hút) đã được nhận thức là nguy hiểm.

Nhưng hiện nay, nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ bị tổn thương phổi ngay cả khi không hít phải khói thuốc mà chỉ phơi nhiễm chất độc từ khói thuốc (tồn tại tới vài giờ liền trên các bề mặt).

Tiến sĩ Laura Rosen (Mỹ) cho rằng sự tích tụ của các chất độc từ khói thuốc trên quần áo, ghế xe ô tô, thậm chí trong phòng ngủ, có thể xâm nhập vào cơ thể bé khi chúng chạm vào. Các chất độc này ngay lập tức sẽ gây hại.

“Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em phơi nhiễm với 1 điếu thuốc hút trong xe ô tô sẽ gia tăng những dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe trong vòng 24 giờ sau đó”.

Chia sẻ của bà mẹ Anne Nguyễn về chuyện con nguy hiểm tính mạng do hít phải khói thuốc lá của người lớn đã được hàng chục ngàn người chia sẻ

Chia sẻ của bà mẹ Anne Nguyễn về chuyện con nguy hiểm tính mạng do hít phải khói thuốc lá của người lớn đã được hàng chục ngàn người chia sẻ

Sau một thời gian, những phơi nhiễm như vậy sẽ gây ra tác hại lâu dài đối với sự phát triển tim và phổi của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chứng minh, những hợp chất độc hại từ khói thuốc lá có thể gây ung thư, nếu hấp thụ với số lượng lớn.

Về lâu về dài, việc phơi nhiễm khói thuốc, dù chỉ với lượng nhỏ cũng gây ra các vấn đề về khả năng đọc của trẻ nhỏ.

“Nếu không vì bản thân mình, các bậc cha mẹ hãy bỏ thuốc lá vì con” – đây là một thông điệp được nhắc đến trong nhiều chiến dịch truyền thông về tác hại của khói thuốc lá.

Thu Trang

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính