Hé lộ 5 sự thật về hoàng cung Trung Quốc mà bạn đã bị phim cổ trang 'lừa dối' bao lâu nay

Có những sự thật về nơi hoàng cung Trung Quốc mà bạn sẽ chẳng bao giờ thấy trên phim ảnh.

 1. Không có chuyện "ngôn tình" giữa hoàng tử và cung nữ trong cung

Những mối tình khắc cốt ghi tâm trong cung cấm khiến trái tim khán giả nữ thổn thức, thế nhưng thực tế có thể khác xa

Những mối tình khắc cốt ghi tâm trong cung cấm khiến trái tim khán giả nữ thổn thức, thế nhưng thực tế có thể khác xa

Những mối tình lãng mạn giữa các "A Ca" và các cô gái trong cung thường là gia vị khiến những bộ phim cổ trang thu hút đông đảo khán giả nữ. Tuy nhiên, tư liệu sử sách thời Thuận Trị ghi chép cho biết, thời Thanh các hoàng tử được nuôi dưỡng kì lạ. Họ luôn phải sống trong sự căng thẳng, gò bó và hầu như không có thời gian và tâm trí để yêu đương.

Do quy định trong cung khá nghiêm ngặt, thậm chí mẹ con còn không có cơ hội gặp nhau, nên không có chuyện các hoàng tử thời đó có thể dễ dàng gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với một cô gái nào đó như trong các bộ phim "ngôn tình" tô vẽ.

Các vương tôn quý tộc phải chịu nhiều ràng buộc, kỷ luật khắt khe, chuyện yêu đương tự do gần như là không tưởng

Các vương tôn quý tộc phải chịu nhiều ràng buộc, kỷ luật khắt khe, chuyện yêu đương tự do gần như là không tưởng

Mặt khác, có một chi tiết được sử sách tiết lộ khiến nhiều người sửng sốt rằng các hoàng tử thời nhà Thanh bị “đói ăn”. Mặc dù sống trong nhung lụa giàu có nhưng các hoàng tử không được ăn nhiều. Vua Khang Hy và vua Càn Long ra quy định một ngày chỉ được ăn hai bữa để tốt cho dạ dày. Thế mới thấy "ở trong chăn mới biết chăn có rận", ngay cả hoàng tộc cũng có những nổi khổ riêng.

2. Nhan sắc thật sự của các "đại mỹ nhân" trong tam cung lục viện

tq2b

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng vua chúa nắm quyền lực tối thượng, đương nhiên đi cùng với đó cũng là những tuyệt sắc mỹ nhân bậc nhất trong thiên hạ. Nhưng đôi khi thực tế lại không hẳn là như vậy.

Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Trong bộ phim Mạt Đại hoàng phi, Văn Tú được miêu tả là một cô gái thông minh, xinh đẹp, sắc nước hương trời, nhưng theo những bức ảnh tư liệu còn để lại thì bà còn... kém mức đẹp một khoảng cách khá xa.

Thục phi Văn Tú ngoài đời thực và trên phim ảnh

Thục phi Văn Tú ngoài đời thực và trên phim ảnh

Sự chênh lệch giữa phim ảnh và hiện thực trên phần nào có thể được giải thích bằng quan niệm khác biệt về cái đẹp thời xưa và ngày nay. Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc không mang vẻ đẹp "thanh mảnh" như những mỹ nữ hiện đại. Bên cạnh đó, còn có thể có một nguyên nhân khác, đó là bởi việc lựa chọn phi tử cho Hoàng thượng còn phải dựa trên những yếu tố gia thế, phẩm hạnh chứ không chỉ thuần về nhan sắc.

Võ Tắc Thiên trong phim và tranh họa lại

Võ Tắc Thiên trong phim và tranh họa lại

Võ Tắc Thiên - người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung hoa cũng nổi tiếng bởi vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" khiến không chỉ hoàng đế mà cả thái tử cũng phải xiêu lòng lập bà thành phi.

Tuy nhiên ít người biết rằng, theo sử sách ghi lại thì Võ Mị Nương từ nhỏ đã "mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương".

tq2e

3. Chuyện "ngoại tình" của các Hoàng hậu

Sống giữa những luật lệ khắt khe và trói buộc của chốn hậu cung, thế nhưng có lẽ càng bởi thế mà nhiều người càng tìm cách "phá luật", đây cũng chính là nơi những câu chuyện tình mang màu "vụng trộm" của các Hoàng hậu, phi tần ra đời.

Có thể kể đến đó là câu chuyện của Hồ Hoàng hậu - người từng ăn nằm với cả hòa thượng. 

Hồ Hoàng Hậu nguyên quán của bà ở quận An Định, tỉnh Cam Túc.

tq3a

Hồ thị được gả cho Trường Quảng quận vương Bắc Tề là Cao Đam (hay Cao Trạm). Năm 561, Cao Đam được lên ngôi hoàng đế, tức Bắc Tề Vũ Thành Đế, Hồ thị được lập làm hoàng hậu. Trong thời gian làm hoàng hậu, bà có mối quan hệ bất chính với đại thần trong triều là Hòa Sĩ Khai, người vốn được Vũ Thành tin tưởng nhất trong triều. Hòa Sĩ Khai được tự do ra vào hoàng cung.

Từ khi Hòa Sĩ Khai chết, Hồ thái hậu thường đi đến nhiều chùa chiền và bắt gặp một nhà sư có dung mạo đẹp là Đàm Hiến, bèn tư thông với nhau.

Sau đó bà đem Đàm Hiến về cung, lại ban cho nhiều đồ quý mà Vũ Thành Đế từng sử dụng lúc còn sống. Tất cả người trong cung đều biết chuyện, duy có Cao Vĩ chưa hay gì cả.

Một lần Cao Vĩ đến cung thỉnh an bà, thấy hai ni cô có dung mạo đẹp, định nạp làm thiếp, sau đó bất ngờ phát hiện ra hai người đó là đàn ông. Sự việc dâm loạn của Thái hậu bị phát giác, bà bị Cao Vĩ giam lỏng ở Bắc cung, tất cả người tình đều bị giết.

4. Chuyện tình cảm giữa thái giám và cung nữ

Dưới thời phong kiến Trung Quốc, tồn tại một số chế độ hà khắc đối với những người kẻ hầu người hạ trong cung cấm. Trong chế độ đó, nam không phải người đàn ông hoàn chỉnh, nữ không thể lấy chồng, âm dương mất cân bằng, đó vốn là đi ngược với bản năng thông thường của con người.

Thái giám và cung nữ tìm đến nhau như một sự bù đắp đi cho khuyết thiếu mà cung cấm đã gây ra cho họ

Thái giám và cung nữ tìm đến nhau như một sự bù đắp đi cho khuyết thiếu mà cung cấm đã gây ra cho họ

Và như một sự bù đắp cho khuyết tật của xã hội, những con người đau khổ là thái giám và cung nữ đã tìm đến với nhau rồi thành vợ thành chồng.   

Theo sách của Thẩm Đức Phú, một nhà văn dưới triều Minh ghi chép lại, ở thời vua Vạn Lịch, nếu cung nữ nào vẫn chưa có bạn trai hay thái giám nào chưa có bạn gái thì coi như đã "bị ế". Họ thậm chí còn công khai khoác vai nhau giữa chốn ban ngày như những đôi vợ chồng bình thường khác.

Thái giám và cung nữ cũng không cần phải sợ hãi, giấu giếm, họ thừa nhận rất thẳng thắn. Dù sao thì sự kết hợp giữa hai thân phận đau khổ ấy cũng không làm tổn hại tới ai, có thể nhắm mắt làm ngơ.

Dù chỉ là để

Dù chỉ là để "lấp chỗ trống" hay vì tình cảm thật sự, mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ cũng cho thấy rằng bản năng của con người là tìm kiếm tình yêu

Đương nhiên, cũng có một số Hoàng đế không ưa chuyện tình giữa thái giám và cung nữ. Chu Nguyên Chương là một ví dụ điển hình. Ông thậm chí còn đưa ra hình phạt lột da những thái giám nào có quan hệ luyến ái. Sách "Nội giám" có chép rằng: "Thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), nội cung được quản lý rất nghiêm. Phàm là thái giám lấy vợ đều phải chịu tội lột da".

Ở thời của Hoàng đế Vạn Lịch mặc dù chuyện "đối thực" rất phổ biến nhưng chính Vạn Lịch cũng không chấp nhận chuyện này. Chỉ cần phát hiện ra có hiện tượng "đối thực" thì những người liên quan đều chịu cực hình.

5. Trong cung 80 miệng giếng lớn nhỏ nhưng nước chẳng ai dám uống

tq5a

Theo lời kể của một thái giám cuối thời nhà Thanh, Cố Cung có tới gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau, vì vậy có thể nói nơi đây vốn là chốn chẳng thiếu nguồn nước.

Thế nhưng, số nước dùng để cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người trong hoàng cung lại không đến từ những chiếc giếng này.

tq5b

Nói cách khác, người trong Tử Cấm Thành từ cung nữ cho tới phi tần, Hoàng đế đều không dám uống nước từ giếng trong thành. Mỗi ngày, Hoàng đế đều sai người lấy nước từ nơi có tên là "Ngọc Tuyền viên" ở ngoài cung, sau đó chuyển vào phía Tây của Di Hòa Viên.

Hậu cung vốn là nơi người cũ ra đi người mới đến, ai cũng có thể bị biến chất vì sức hấp dẫn từ quyền lực và tiền bạc ở chốn xa hoa này. Chính vì thế, nước giếng cũng dễ dàng trở thành công cụ "mượn dao giết người" của những kẻ tranh quyền đoạt vị trong cung.

Những mỹ nhân trong cung có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để loại bỏ bớt những kẻ chướng tai gai mắt

Những mỹ nhân trong cung có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để loại bỏ bớt những kẻ chướng tai gai mắt

Ngoài nguyên nhân sợ bị hạ độc, một trong những lý do khiến người trong cung không dám dùng nước ở các miệng giếng nơi này còn bắt nguồn từ nguyên do khác.

Theo hồi tưởng của một thái giám cuối thời nhà Thanh, miệng giếng trong cung từng là nơi kết thúc sinh mệnh của vô số cung nữ.

Người này kể rằng, hầu hết các cung nữ năm xưa đều có xuất thân nghèo khổ, không nhà cửa. Vào hoàng cung đối với họ chính là con đường mưu sinh duy nhất, nhưng cũng là lồng giam không có đường ra.

tq5c

Nếu may mắn sở hữu vóc dáng đẹp, dung nhan thanh tú và may mắn, một vài cung nữ có thể được Hoàng đế ân sủng, thậm chí còn đổi đời nếu mang long chủng. Nhưng cơ hội ấy quả thực quá đỗi mong manh.

Cho nên, đại đa số các cung nữ đều làm công việc tạp dịch vất vả, thường xuyên bị tần phi trách mắng, bị nữ quan chèn ép. Có không ít người vì không chịu nổi đã tìm cách trốn ra ngoài, một số khác thì quá bế tắc mà nhảy giếng tự vẫn.

Các miệng giếng trong hoàng cung không chỉ là nơi kết liễu sinh mạng của cung nữ, mà còn là chốn cho các cung phi bị thất sủng gieo mình xuống để chấm dứt một phận đời bạc bẽo.

Chính bởi những nguyên nhân này, mà người xưa dù sống trong cung nhưng chẳng dám uống nước giếng, thậm chí còn không dám bén mảng tới những miệng giếng vì sợ bản thân sẽ "mất tích" lúc nào không hay.

Hoàng Ngọc Vũ

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính