Phạt tiền 7.213 cơ sở với số tiền phạt với hơn 37 tỷ đồng, hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Số lượt cơ sở được kiểm tra tăng 8.286 cơ sở so với năm 2016, số tiền phạt vi phạm hành chính tăng hơn 9 tỷ đồng.
Trong năm qua đã ghi nhận 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 9 người mắc tại bếp ăn tập thể đã được điều tra, xử lý kịp thời, không xảy ra trường hợp tử vong.
Ghi nhận 11 vụ ngộ độc thực phẩm methanol với 37 trường hợp mắc, trong đó có 10 trường hợp tử vong, hầu hết là người nghiện rượu, hay uống rượu.
Trong đợt cao điểm phòng chống ngộ độc methanol, thành phố đã thực hiện xét nghiệm nhanh 3.554 mẫu rượu, lấy xét nghiệm methanol tại Labo 112 mẫu có 107 mẫu nằm trong giới hạn cho phép, 5 mẫu vượt quá giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, trong năm qua, thành phố đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình nhằm tăng cường nguồn thực phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của nhân dân.
Triển khai nhiều chương trình, dự án nâng cao năng lực, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…
Trong năm 2018, thành phố tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện.
Ngọc NgaBạn đang xem bài viết Hà Nội: 1 năm phát hiện hơn 22.500 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm tại chuyên mục Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].