Đột quỵ không phải 'trời kêu ai nấy dạ': 8 cách phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

Nhiều người vẫn cho rằng đột quỵ là căn bệnh 'trời kêu ai nấy dạ', nhưng các chuyên gia y tế đã khẳng định đột quỵ có thể được ngăn ngừa, dự phòng với giải pháp chính là tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.

Sau 55 tuổi, cứ liên tiếp 10 năm, tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng gấp đôi ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, đột quỵ không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa.

Bằng cách xác định và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi, bệnh nhân có thể hợp tác với các bác sĩ để giảm tỷ lệ mắc phải bệnh tật và tử vong liên quan đến đột quỵ.

1. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

Theo chuyên trang Đột quỵ của Bộ Y tế, để phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi hiệu quả nhất, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định nhiều phương pháp điều trị khác nhau bao gồm biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

1.1. Các biện pháp dùng thuốc

ngan ngua dot quy 2

- Kiểm soát tăng huyết áp.

- Giải quyết rối loạn mỡ máu.

- Quản lý bệnh tiểu đường.

- Dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ (Ví dụ: ở người có bệnh rung nhĩ).

1.2. Các biện pháp không dùng thuốc

tap the duc chong dot quy

- Tăng cường tập thể dục.

- Chế độ ăn uống lành mạnh.

- Bỏ hút thuốc.

- Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

Tuân thủ các biện pháp trên đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân mắc chứng rung nhĩ.

Rung nhĩ được xem là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ tắc mạch máu não hoặc nhồi máu não ở nhóm người dưới 75 tuổi.

Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể giảm đến 60 - 70% nguy cơ phát sinh đột quỵ.

2. Dấu hiệu nhận biết kịp thời cơn đột quỵ

Người cao tuổi thường không nhận ra các triệu chứng mới khởi phát của cơn đột quỵ và lẫn lộn với các bệnh khác như viêm khớp, suy nhược, đau đầu hoặc mệt mỏi.

Sự chủ quan này có thể dẫn đến việc họ không áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, làm tăng cao rủi ro các biến chứng nguy hiểm và thậm chí gây tử vong.

Do đó, việc nhận diện kịp thời các triệu chứng đột quỵ (thông qua nguyên tắc B.E F.A.S.T) là điều quan trọng để có thể tiếp cận sớm các phương pháp đánh giá, cấp cứu và điều trị khẩn cấp.

Quy tắc B.E F.A.S.T để nhận biết sớm đột quỵ

Quy tắc B.E F.A.S.T để nhận biết sớm đột quỵ

Điều này đóng góp một phần quan trọng trong việc cứu sống và hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ cho người cao tuổi.

>>> Quy tắc F.A.S.T phát hiện và cấp cứu nhanh người bị đột quỵ ai cũng cần biết

(Nguồn: dotquy.kcb.vn)

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính