Đối với những người ham đọc sách mà nói thì có lẽ không có nơi nào bí ẩn hơn một tiệm sách cũ chẳng mấy ai hay biết, chẳng có chốn hẹn hò nào lý tưởng hơn một quán cà phê sách, và sẽ không nơi nào quyến rũ hơn một thư viện.
Các thư viện trên thế giới đều muôn màu muôn vẻ, nhưng nếu kể đến những thư viện đẹp và 'hoành tráng' nhất thì không thể không kể đến 20 cái tên sau đây.
1. Thư viện Clementinum (Prague, Cộng hòa Séc)
Thư viện này được xây dựng bởi những người tu Dòng Tên (Dòng Chúa Jesus), truyền thuyết kể rằng thư viện chỉ có 1 cuốn sách vào buổi đầu xây dựng năm 1622, nhưng cho đến khi hoàn thành đã có hơn 22,000 đầu sách khác nhau. Hàng ngày, thư viện đều đón tiếp rất nhiều lượt khách tham quan, tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong kiến trúc của nó.
2. Royal Library (Copenhagen, Đan Mạch)
Được gọi là 'Viên kim cương đen', tòa nhà xây dựng vào năm 1999 này là một phần trong quần thể kiến trúc của Thư viện Hoàng gia. Nơi đây đem đến cho người xem không chỉ những cuốn sách mà còn cả những góc nhìn tuyệt đẹp.
3. Thư viện George Peabody (Johns Hopkins University, Baltimore)
Thiết kế trang trọng của thư viện khiến Nathaniel H. Morison - hiệu trưởng đầu tiên của Johns Hopkins - ví von nó như một 'nhà thờ của những cuốn sách'. Đây được coi là một thư viện trườn đại học đẹp nhất nước Mỹ, với cảnh quan đẹp đến mức rất nhiều đám cưới và sự kiện đặc biệt được tổ chức ở đây.
4. Phòng đọc Royal Portuguese (Rio de Janeiro)
Một nhóm những người di dân Bồ Đào Nha đã cùng góp sức với nhau để tạo nên một thư viện Bồ Đào Nha vào năm 1837, với những phòng trưng bày lát gỗ và những vòng kính đầy màu sắc.
Xây dựng vào thế kỷ 19, những căn phòng lộng lẫy tráng lệ này là nơi lưu trữ hơn 350.000 đầu sách và bộ sưu tập các tác phẩm tiếng Bồ Đào Nha lớn nhất bên ngoài đất nước Bồ Đào Nha.
5. Library of Congress (Washington, D.C.)
Khi thư viện nguyên bản đầu tiên bị thiêu rụi vào năm 1814, Thomas Jefferson đã xây dựng nên một thư viện mới với phần lớn là bộ sưu tập sách của chính mình.
6. Central Library (Vancouver, Canada)
Tác phẩm của kiến trúc sư Moshe Safdie khiến người ta dễ liên tưởng đến hình ảnh của Đấu trường La Mã thời hiện đại. Khi bước vào thư viện, bạn sẽ đi qua những đám đông tụ tập với các cửa hiệu và quán cà phê tựa như một trung tâm thương mại. Sự kết hợp đầy hiện đại này khiến cho nơi đây thành một địa điểm nổi bật ở Canada mà các du khách khó có thể bỏ qua.
7. Thư viện và Bảo tàng Musashino Art University (Tokyo)
Đây có lẽ là một thư viện với vẻ ngoài giống thư viện nhất, bởi kiến trúc sư Sou Fujimoto đã thiết kế khuôn viên 2,500 m2 này để nó được bao quanh bởi những giá sách bằng gỗ phủ lớp kính bên ngoài. Ngay cả cầu thang cũng chính là những giá sách.
8. Thư viện Công cộng New York
Một đại sảnh rộng lớn được tô điểm bằng thiết kế tranh tường trên trần tuyệt đẹp, đây được coi là nơi 'không thể không đi' với du khách, và thường mở cửa tham quan miễn phí 1 giờ vào 11 giờ sáng và 2 giờ chiều mỗi ngày trừ Chủ Nhật.
9. Thư viện José Vasconcelos(Mexico)
Thư viện do kiến trúc sư Alberto Kalach thiết kế, là một khối kiến trúc bê tông và kính. Các kệ sách trông giống kiểu đang lơ lửng trên không trung. Người ta treo một bộ xương cá voi khổng lồ ở giữa thư viện.
Thư viện được đặt theo tên nhà triết học và chính trị gia José Vasconcelos đồng thời là một nhân vật quan trọng trong lịch sử văn hóa Mexico.
10. Thư viện sách quý Beinecke, New Haven, Connecticut, Mỹ
Thư viện Bản thảo và Sách quý Beinecke là nơi lưu trữ của Thư viện Đại học Yale và là toàn nhà lớn nhất trên thế giới chuyên lưu giữ những cuốn sách và tài liệu quý hiếm.
Bộ sưu tập khổng lồ của Beinecke bao gồm cả Kinh Thánh Gutenberg - Kinh Thánh của Gutenberg, "báu vật của nhân loại", là một bản dịch Kinh Thánh tiếng Latin và được hoàn tất vào khoảng năm 1455.
11. Thư viện Alexandria, Alexandria, Ai Cập
Thư viện Alexandria ban đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và là một trong những thư viện lớn nhất, quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Khi bị phá hủy vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, vô số các cuốn sách và cuộn giấy đã bị thất lạc.
Thư viện Alexandria mới được xây dựng năm 2002 theo thiết kế của các kiến trúc sư Snøhetta, có vẻ ngoài giống như đồng hồ mặt trời và hướng ra Địa Trung Hải.
12. Thư viện Trinity College Dublin (Dublin, Ailen)
Nổi tiếng với căn phòng dài, thư viện Trinity College là nơi có những bộ sưu tập sách lớn nhất Ailen. Gian phòng chính dài hơn 60,9m được ốp lát bằng đá cẩm thạch và những khối trụ gỗ màu sẫm. Ban đầu, căn phòng dài có trần phẳng, nhưng sau đó mái được nâng lên để có thể chưa thêm sách.
13. Thư viện Duncan Rice (Aberdeen, Vương quốc Anh)
Thư viện Sir Duncan Rice là thư viện mới của Đại học Aberdeen. Thư viện mang phong cách thiết kế thế kỷ 21, ở trung tâm hệ thống hình xoắn ốc chiếu sáng khắp 8 tầng của nó. Nơi đây được chú ý bởi kiến trúc bền vững hình khối. Trên đỉnh tòa nhà có hệ thống giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng cho cả thư viện.
14. Thư viện thành phố Stuttgart (Stuttgart, Đức)
Thư viện 9 tầng được thiết kế lấy cảm hứng từ ngôi đền Pantheon, La Mã cổ đại.
Mục đích của kiến trúc sư khi thiết kế thư viện là tạo ra cảm giác nối liền nhau với toàn bộ các phòng được sơn màu trắng. Nếu có màu sắc nào khác trong thư viện thì đó chính là màu của những cuốn sách.
15. Thư viện Sainte-Geneviève, Paris, Pháp
Sainte-Geneviève là thư viện nghiên cứu và tham khảo dành cho sinh viện của Đại học Paris do kiến trúc sư danh tiếng Henri Labrouste thiết kế và hoàn thành vào năm 1850. Trần nhà được kết cầu vòm, cao, mô phỏng theo các toa xe lửa.
✔ Thông tin bổ ích trong ngày
- Bộ ảnh sáng tạo của cụ bà 89 tuổi người Nhật khiến bạn không thể nhịn cười: Bộ ảnh sáng tạo độc đáo của cụ bà người Nhật 72 tuổi bắt đầu nhập môn nhiếp ảnh chứng minh không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
- Bộ tranh 'Nếu mèo là siêu anh hùng' phiên bản đáng yêu và phiên bản tả thực: Bạn đã từng thử tưởng tượng mèo nhà mình sẽ thế nào nếu chúng là siêu anh hùng?
- Bức ảnh trên Facebook giúp phơi bầy tội ác của người cha dượng từ 49 năm trước: Phiên tòa xét xử người cha dượng David Dearlove, 71 tuổi với cáo buộc ‘giết con riêng của vợ’ đang diễn ra tại Middlesbrough (Anh Quốc) sau khi nhân chứng duy nhất của vụ án nhìn thấy một bức ảnh chụp trên Facebook và cảm thấy đã đến lúc phải lên tiếng.
✔ Món ngon của hôm nay: Cơm chiên cá mặn
Chỉ cần ngâm qua đêm cá khô, và vài phút chế biến là bạn đã có ngay những dĩa cơm chiên cá mặn, cơm vàng ươm, không thua kém gì ở tiệm rồi
1. NGUYÊN LIỆU
Cơm trắng: 3 chén
Khô cá sửu: 50g
Xà lách: 1 búp
Trứng vịt: 2 quả
Hành lá cắt nhỏ: 2 thìa canh (giữ lại đầu hành lá)
Tỏi băm, gừng cắt lát: 2 thìa canh
Bột mì: 2 thìa canh
Dầu ăn, đường, bột mì
Ăn kèm: ớt cắt lát, dưa leo, cà chua.
Bột ngọt, hạt nêm, xì dầu
2. SƠ CHẾ:
– Khô cá sửu ngâm với nước muối pha loãng qua đêm, xả qua nước lạnh để ráo.
– Xà lách búp cắt sợi nhuyễn, trứng vịt đánh tan.
– Trộn 1 thìa canh bột mì vào 1/2 chén cơm, rây bỏ phần bột mì dư.
3. THỰC HIỆN:
– Làm nóng dầu, cho cá mặn vào chiên áp chảo vàng đều hai mặt, để nguội, dùng nĩa tách miếng nhỏ. Ướp khô với 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa canh đường. Tiếp tục rang khô với đầu hành lá và 5 lát gừng. Trộn tiếp với 1 thìa canh bột mì, rây bỏ phần bột mì dư.
– Cho dầu vô chảo, chiên ngập dầu phần cơm đã trộn bột mì đến khi vàng giòn. Sau đó chiên tiếp khô cá rồi dùng dao băm nhỏ lại.
– Làm nóng dầu, cho tỏi vào phi thơm, cho tiếp trứng vịt vào đảo đều, cho cơm vào, nêm vào 1 thìa cafe hạt nêm, cho tiếp cá mặn vào chiên đến khi thấy hạt cơm khô săn lại nếm vị vừa ăn. Thêm hành lá, cơm chiên giòn vào xóc đều.
4. CÁCH DÙNG: Dùng nóng với dưa leo cà chua, xà lách cắt sợi và chén nước tương ớt lát.
5. MÁCH NHỎ:
– Rắc bột mì chiên cơm để cơm giòn xốp không bị chai cứng.
– Áp chảo và chiên trước cá mặn để cá được giòn và thơm hơn.
Hoàng Ngọc VũBạn đang xem bài viết Điểm tâm 16/11: 15 thư viện đẹp nhất thế giới sẽ khiến các 'mọt sách' mê mẩn tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].