Cỏ Mềm: bền bỉ trên hành trình chăm sóc phụ nữ Việt

Với sứ mệnh chăm sóc con người và bảo vệ sự bền vững của Trái Đất, Cỏ Mềm không chỉ mang tới phụ nữ Việt những giải pháp mỹ phẩm an toàn từ thiên nhiên thay thế hóa chất độc hại, mà còn góp phần tạo sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững.

8 năm đồng hành cùng phụ nữ Việt

Cỏ Mềm là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên được thành lập năm 2015. Ngay từ khi mới khởi tạo thương hiệu, đội ngũ sáng lập của Cỏ Mềm đã xác định sứ mệnh của thương hiệu này là mang đến những giải pháp an toàn từ thiên nhiên thay thế hoá chất độc hại để chăm sóc con người và bảo vệ sự bền vững của Trái Đất, trong đó, phụ nữ là đối tượng quan trọng, được Cỏ Mềm đặt mối quan tâm lên hàng đầu.

Cỏ Mềm sở hữu chuỗi hơn 40 cửa hàng độc quyền trên cả nước

Cỏ Mềm sở hữu chuỗi hơn 40 cửa hàng độc quyền trên cả nước

Khởi đầu hành trình chăm sóc phụ nữ Việt của thương hiệu này, có lẽ không thể không nhắc đến nguồn cảm hứng từ nhà sáng lập Cỏ Mềm.

Trong câu chuyện thương hiệu của mình, Th.S. Dược sĩ Thuận Thảo từng chia sẻ:

“60 năm trước bà tôi giặt quần áo bằng bồ hòn, gội đầu bằng bồ kết, rửa bát bằng xơ mướp, dưỡng da bằng nước gạo. 40 năm trước, mẹ tôi giặt quần áo bằng xà phòng cục, tắm bằng xà phòng cục – xà phòng làm từ dầu dừa và mỡ lợn…”.

Từ những ký ức trong quá khứ về bà và mẹ, Th.S Thuận Thảo đã quyết tâm nuôi dựng ước mơ của mình, sau khi tu nghiệp tại Đại học Strasbourg Pháp - cô quay trở về làm giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội, sau đó, sáng lập nên thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm.

Các sản phẩm của Cỏ Mềm đều hướng đến chăm sóc phụ nữ

Các sản phẩm của Cỏ Mềm đều hướng đến chăm sóc phụ nữ

Sau 8 năm phát triển, đến nay, thương hiệu này đã giới thiệu được hàng chục dòng với hàng trăm loại sản phẩm khác nhau đến người tiêu dùng. Nhưng chiếm đến trên 95% các sản phẩm đều là chăm sóc phụ nữ.

Cỏ Mềm cũng đã phát triển được cho riêng mình một mô hình tuần hoàn kinh tế khép kín bao gồm: Vùng trồng dược liệu - Trung tâm R&D - Nhà máy sản xuất đạt chuẩn CGMP và chuỗi cửa hàng độc quyền trải rộng khắp hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, tạo việc làm ổn định, thu nhập tốt cho hàng trăm phụ nữ Việt Nam.

Mô hình sinh kế bền vững đồng hành cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Không chỉ tạo việc làm có thu nhập tốt cho các nhân viên - cán bộ hoạt động trong mô hình kinh tế của mình, Cỏ Mềm còn tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao tại Sìn Hồ, Lai Châu - nơi thương hiệu này xây dựng và phát triển thành công vùng trồng sâm Lai Châu áp dụng công nghệ nhà màng lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Cỏ Mềm xây dựng vùng trồng sâm công nghệ nhà màng tạo việc làm cho người dân địa phương

Cỏ Mềm xây dựng vùng trồng sâm công nghệ nhà màng tạo việc làm cho người dân địa phương

Được biết, tại đây, Cỏ Mềm đang tạo việc làm cho khoảng gần 60 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó khoảng 60% là phụ nữ địa phương. Cỏ Mềm không chỉ giúp họ cải thiện đời sống kinh tế thông qua thu nhập ổn định, mà còn giúp họ có nhiều đổi thay lớn trong đời sống xã hội.

Chia sẻ về những cải thiện này, chị Giàng Thị Sủ (dân tộc Mông, bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn, Sìn Hồ, Lai Châu) chia sẻ:

“Trước đây khi chưa có vườn sâm của Cỏ Mềm thì mình và các chị em trong bản chủ yếu trồng lúa, ngô, chăn nuôi gà vịt và đi rừng để kiếm tiền. Sau khi vào làm ở Cỏ Mềm thì công việc và thu nhập của mình ổn định hơn. Trước kia một tháng có khi chỉ làm được 2-3 triệu đồng, bây giờ tăng gấp đôi, một tháng được 7-8 triệu đồng. Mình có tiền cho con đi học, cất nhà, mua sắm đồ đạc”.

Chị còn chia sẻ thêm, từ khi vào  làm ở Cỏ Mềm, chị không chỉ được học về kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Lai Châu, mà còn được học những kỹ năng, những kiến thức về xã hội, thể dục thể thao để nâng cao đời sống nữa.

Founder & Chủ tịch HĐQT của Cỏ Mềm đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại vùng trồng sâm Lai Châu (tháng 11/2023)

Founder & Chủ tịch HĐQT của Cỏ Mềm đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại vùng trồng sâm Lai Châu (tháng 11/2023)

Chia sẻ về định hướng trong tương lai, Nhà sáng lập Cỏ Mềm khẳng định:

“Từ tháng 12/2023, chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai việc phát hạt và cây giống cho người dân các xã lân cận, đầu tư cả nhà màng cho họ, hướng dẫn kỹ thuật để họ chỉ cần bỏ công chăm sóc, sau này chúng tôi sẽ ký hợp đồng bao tiêu cho họ, không chỉ đưa cây sâm Lai Châu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mà còn tạo sinh kế bền vững, thay đổi đời sống và thu nhập cho đồng bào nơi đây”.

Dự án Sâm 1700 của Cỏ Mềm được hoa hậu H’Hen Niê lan tỏa tới cộng đồng

Dự án Sâm 1700 của Cỏ Mềm được hoa hậu H’Hen Niê lan tỏa tới cộng đồng

Được biết, trước đó, dự án tạo việc làm và sinh kế cho phụ nữ vùng cao của Cỏ Mềm từ vùng trồng sâm Lai Châu cũng từng được hoa hậu H’Hen Niê hưởng ứng trong chiến dịch ra mắt bộ sản phẩm mới mang tên Sâm 1700.

Trong đó, nàng hậu chia sẻ:

Từ vùng trồng ở độ cao 1700m, bộ sản phẩm chăm sóc da ngừa lão hóa Sâm 1700 ra đời, mang theo sứ mệnh chăm sóc làn da Việt rạng rỡ như suối nguồn tươi trẻ. Và Hen rất vui, vì không chỉ là sức sống trên làn da, Hen cùng Cỏ Mềm còn hướng đến một nguồn sống tốt đẹp hơn cho cả con người và di sản thiên nhiên Việt Nam”.

Yến Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính