Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách, tránh nhiễm trùng

Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy cần chăm sóc rốn cho trẻ thế nào để tránh nhiễm trùng?

Bình thường rốn rụng tự nhiên sau sinh 5 đến 10 ngày. Rốn là nơi dễ nhiễm khuẩn, là đường xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh uốn ván sơ sinh (là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong rất cao). Vì vậy, cần chăm sóc rốn cho tốt để không bị nhiễm khuẩn.

Nếu đẻ tại nhà, phải cắt rốn bằng dụng cụ sạch và vô khuẩn. Sử dụng dụng cụ trong gói đỡ đẻ sạch để cắt rốn và kẹp cuống rốn.

Tuyệt đối không cắt rốn bằng các dụng cụ chưa được tiệt khuẩn như dao, kéo, liềm, dao lam, cật nứa... Để rốn hở, không băng kín. Không bôi hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn.

Bình thường rốn rụng tự nhiên sau sinh 5 đến 10 ngày. Ảnh minh họa

Bình thường rốn rụng tự nhiên sau sinh 5 đến 10 ngày. Ảnh minh họa

Trẻ đẻ tại bệnh viện/cơ sở y tế sẽ được nhân viên y tế xử lý theo đúng quy trình. Khi trẻ về nhà, cha mẹ và người thân cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn như sau:

  • Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ. Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không?
  • Lau rốn sạch bằng gòn và nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%), sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn. Nếu bị dính thì phải rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội rồi thấm khô.
  • Không sờ vào cuống rốn và vùng quanh rốn.
  • Rốn rụng rồi vẫn cần giữ chân rốn khô cho tới khi liền sẹo.
Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn. Ảnh minh họa

Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn. Ảnh minh họa

Cần đưa bé đến cơ sở y tế khi thấy một trong các dấu hiệu sau ở rốn:

  • Chảy máu rốn.
  • Sưng đỏ vùng xung quanh rốn.
  • Rốn có mùi hôi, chảy nước vàng.
  • Rốn có mủ.
  • Chân rốn, cuống rốn phình to hoặc có u, cục nổi.
  • Quá 10 ngày mà rốn chưa rụng.

Một số quan niệm sai lầm khi chăm sóc rốn cho trẻ

  • Băng rốn quá chật, quá kín. Nhiều người thường nghĩ rằng, băng kín rốn giúp bảo vệ rốn nhưng việc băng rốn quá kín sẽ tạo môi trường tốt cho vi trùng phát triển, làm rốn bị tấy đỏ, chảy mủ…
  • Tự ý bôi thuốc đỏ, các chất lạ, đắp lá, rắc hạt tiêu... lên cuống rốn của trẻ với hy vọng sẽ giữ vệ sinh cho rốn và làm rốn mau lành.
  • Tự ý giật hoặc cắt bỏ cuống rốn của bé khi rốn gần rụng, hay còn dính một phần nhỏ của cuống rốn.
  • Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ một chất gì lên rốn khi không có chỉ định bác sĩ.

----

*Tài liệu tham khảo: Cẩm nang Hành trình Mang thai và nuôi con khỏe mạnh (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế)

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO