Cận cảnh những dòng chữ, hình vẽ phản cảm vẽ ở các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Những di tích đi qua bao thăng trầm của thời gian và biến cố vẫn vẹn nguyên nhưng lại bị tổn thương bởi ý thức cá nhân quá kém của người Việt.

Mới đây, nhân viên tại khu di tích Yonago (tỉnh Tottori, Nhật Bản) mới đây phát hiện nhiều chữ viết bằng tiếng Nhật và La-tinh (Latin) nguệch ngoạc trên các bức tường thành khiến người Nhật vô cùng bức xúc. 

Nổi bật trong số đó là chữ "HÀO" có kích thước khoảng 60 cm, cùng những hình vẽ ngôi sao và trái tim xung quanh được khắc trên bệ đá nằm ở vị trí cao nhất trong khu di tích. 

Dựa vào ảnh chụp tại hiện trường, nhiều người suy đoán đây có thể là một từ trong tiếng Việt. 

Sự việc này không gây ngạc nhiên vì ở khắp các di tích, danh lam thắng cảnh... Việt Nam, đâu đâu cũng xuất hiện vô vàn những dòng chữ khắc, viết bằng bút xóa để nghuệch ngoạc lên tên của mình, lời thề ước hay thậm chí là chửi bới người khác. 

Chùm ảnh trên Gia Đình Mới dưới đây minh chứng rõ ràng cho thói hư, tật xấu này của người Việt: 

  Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842 ở Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay Tháp Hòa Phong cũng đang bị tình trạng vẽ bẩn, khắc bậy chi chít trên tường và vòm của Tháp.

Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842 ở Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay Tháp Hòa Phong cũng đang bị tình trạng vẽ bẩn, khắc bậy chi chít trên tường và vòm của Tháp.

  Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Năm 1989, Cột cờ được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay trên các bức tường của Di tích Quốc gia này đang bị bôi bẩn, vẽ bậy chi chít xung quanh, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới Di tích Cột cờ Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Năm 1989, Cột cờ được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay trên các bức tường của Di tích Quốc gia này đang bị bôi bẩn, vẽ bậy chi chít xung quanh, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới Di tích Cột cờ Hà Nội.

  Đây là quả chuông đúc bằng đồng cao 240 cm, đường kính miệng 140 cm, nặng gần 2 tấn. Năm 2013, Đại hồng chung được công nhận bảo vật quốc gia. Thế nhưng bên trong vẫn có chi chít những dòng chữ mà khách du lịch để lại.

Đây là quả chuông đúc bằng đồng cao 240 cm, đường kính miệng 140 cm, nặng gần 2 tấn. Năm 2013, Đại hồng chung được công nhận bảo vật quốc gia. Thế nhưng bên trong vẫn có chi chít những dòng chữ mà khách du lịch để lại.

  Cây đa nằm ở phía đông bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (thuộc khu bảo tồn 63), có tán cây rộng, chu vi thân 10 m, 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, tạo cảnh quan có một không hai. Cây được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014. Dù có biển báo ngay bên cạnh, cây vẫn phải chịu những

Cây đa nằm ở phía đông bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (thuộc khu bảo tồn 63), có tán cây rộng, chu vi thân 10 m, 26 rễ phụ bám sâu xuống đất, tạo cảnh quan có một không hai. Cây được công nhận là cây di sản vào tháng 6/2014. Dù có biển báo ngay bên cạnh, cây vẫn phải chịu những "vết thương" hằn trên thân do nhiều người đến tham quan khắc tên, tỏ tình.

  Núi Bài Thơ không chỉ là điểm tham quan mà còn là di tích lịch sử ở Hạ Long, Quảng Ninh. Tấm bia trên đỉnh núi là tóm tắt lịch sử và khắc ghi vị trí chiến lược của ngọn núi. Tuy nhiên, nhiều người vô ý thức đã viết và vẽ bậy bằng sơn, bút xóa, thậm chí cả dao khắc. Tháng 3, một nhóm bạn trẻ đã kêu gọi làm sạch bia đá lịch sử này.

Núi Bài Thơ không chỉ là điểm tham quan mà còn là di tích lịch sử ở Hạ Long, Quảng Ninh. Tấm bia trên đỉnh núi là tóm tắt lịch sử và khắc ghi vị trí chiến lược của ngọn núi. Tuy nhiên, nhiều người vô ý thức đã viết và vẽ bậy bằng sơn, bút xóa, thậm chí cả dao khắc. Tháng 3, một nhóm bạn trẻ đã kêu gọi làm sạch bia đá lịch sử này.

  Một điểm khác cũng được du khách

Một điểm khác cũng được du khách "ưu ái" lưu bút tích là chuông Nhà Thái học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đỗ đạt, thành công là nguyện ước chủ yếu được ghi trên chuông đồng với hy vọng sẽ thành sự thật. Tuy nhiên, những dòng chữ này lại gây phản cảm và ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.

  Những tháp Chăm cổ ở nước ta còn lại không nhiều, nằm rải rác ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là những công trình mang giá trị điêu khắc, văn hóa, lịch sử, được xây dựng từ thế kỷ 9 đến 13. Qua thời gian, nhiều công trình đã bị xuống cấp nhưng thay vì được gìn giữ, tôn trọng, một bộ phận du khách lại khắc, vẽ bậy lên tháp, thậm chí, leo trèo cả vào nơi có biển cấm để chụp ảnh.

Những tháp Chăm cổ ở nước ta còn lại không nhiều, nằm rải rác ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là những công trình mang giá trị điêu khắc, văn hóa, lịch sử, được xây dựng từ thế kỷ 9 đến 13. Qua thời gian, nhiều công trình đã bị xuống cấp nhưng thay vì được gìn giữ, tôn trọng, một bộ phận du khách lại khắc, vẽ bậy lên tháp, thậm chí, leo trèo cả vào nơi có biển cấm để chụp ảnh.

  Không có hàng rào bảo vệ, nhà thờ Đức Bà, TP HCM nhiều năm phải chịu cảnh viết, vẽ bậy lên tường. Nhìn xa, công trình 140 năm tuổi này vẫn uy nghi nhưng khi đến gần, bạn sẽ thấy hàng nghìn nét chữ được viết bằng bút xóa, khó tẩy rửa.

Không có hàng rào bảo vệ, nhà thờ Đức Bà, TP HCM nhiều năm phải chịu cảnh viết, vẽ bậy lên tường. Nhìn xa, công trình 140 năm tuổi này vẫn uy nghi nhưng khi đến gần, bạn sẽ thấy hàng nghìn nét chữ được viết bằng bút xóa, khó tẩy rửa.

  Cột mốc Fansipan (Lào Cai) bị bôi bẩn cũng từng khiến nhiều người đã và mơ ước chạm tay vào đây cảm thấy bức xúc, vì một biểu tượng tự hào của quyết tâm chinh phục bị xâm phạm. Không phải một mà nhiều lần du khách chụp được ảnh cột mốc bị vẽ, bôi bẩn, dù đã được làm sạch.

Cột mốc Fansipan (Lào Cai) bị bôi bẩn cũng từng khiến nhiều người đã và mơ ước chạm tay vào đây cảm thấy bức xúc, vì một biểu tượng tự hào của quyết tâm chinh phục bị xâm phạm. Không phải một mà nhiều lần du khách chụp được ảnh cột mốc bị vẽ, bôi bẩn, dù đã được làm sạch.

Vân Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính