Cafe sáng: Đánh giá lại về sự chăm chỉ, bạn đã thực sự có được nó?

Người nghèo luôn tự hỏi không hiểu sao người giàu lại giàu thế? Còn người giàu luôn nhìn rõ, biết rõ tại sao người nghèo lại nghèo! Đó là sự khác biệt.

Thế nào là chăm chỉ?

Khi tôi luôn đề cao sự chăm chỉ là điều kiện tiên quyết để thành công, lập tức trong đầu nhiều người hiện lên hình ảnh của những đứa trẻ học hành mải miết, kết quả luôn cao mà sau này ra đời vẫn không kiếm được nhiều tiền.

Hoặc hình ảnh của những người thợ hồ, ba gác hùng hục lao động từ sáng tới tối. Họ bám vào chút lý lẽ mong manh ấy để nghĩ rằng chăm chỉ chưa chắc đã thành công, và phần nào ám chỉ rằng đa số những người thành công đều phải do may mắn hay mưu mẹo, luồn lách...

Thật sự khái niệm về "chăm chỉ" của họ không giống tôi. Mỗi kinh nghiệm hay bài học trên thế giới này đều dành cho mỗi đối tượng nhất định. Chúng ta đọc trên Facebook, vì vậy hệ quy chiếu và xuất phát điểm của chúng ta giống nhau, tức là ít nhất đã có 1 cái smartphone để truy cập được website, Facebook hay Google, đã có đủ phương tiện để học và làm, không có cách nào đổ lỗi cho bất cứ lý do gì.

Cho nên tạm thời chúng ta không xét đến miền núi, hải đảo, người quá nghèo không có điều kiện đến trường... Thì chính chúng ta, những người được đi học, được có 1 nền tảng giáo dục như nhau ở cái xã hội này, đã đủ chăm chỉ để xứng đáng thành công hay chưa?

Cafe sáng: Đánh giá lại về sự chăm chỉ, bạn đã thực sự có được nó? 0

Tôi luôn nghĩ khả năng của con người là không giới hạn. Thế nên ít khi tôi thấy những người xung quanh đủ cố gắng. Cái người được được gọi là "chăm chỉ" theo đánh giá của mọi người đó ngoài việc hoàn thành bài tập ở trường để đạt danh hiệu học sinh/sinh viên giỏi thì đọc bao nhiêu cuốn sách, học thêm mấy ngoại ngữ, tham dự mấy lớp học kỹ năng mềm, đi đến những đâu để mở mang học hỏi, gặp những ai để trò chuyện, search bao nhiêu từ khoá trên mạng về những vấn đề mình quan tâm, đọc, hiểu, quan sát bao nhiêu vấn đề kinh tế, xã hội, thị trường?

Người đó tìm kiếm bao nhiêu cơ hội học bổng? Xác định làm thế nào để có được học bổng và đề ra mục tiêu cho việc ấy? Người đó đi làm thêm bao nhiêu thời gian để có tiền đi nghe những bài học, bài giảng của những doanh nhân thành công?

Người đó tiết kiệm để có tiền đi du lịch (bụi thôi cũng được), với tâm thế háo hức khám phá, quan sát? Người đó học được gì từ những người va chạm tiếp xúc với mình hàng ngày, và bỏ bao nhiêu thời gian ra suy nghĩ, đúc kết từ việc đó? Người đó có đi đến cùng những việc mình định làm hay không? Cái này, nó là kỹ năng được rèn luyện từ bé, sự chăm chỉ toàn diện về tư duy.

Những người chăm chỉ từ trong ý thức, họ không coi làm việc là nặng nhọc để ca thán nữa, mà coi mỗi dự án như một trò game bài sau cần phải khó hơn bài trước và được điểm cao hơn mới vui.

Đó cũng là lý do tại sao những trường đại học hàng đầu như Harvard, hay Stanford khi nhận sinh viên, họ không quan trọng kết quả điểm số, mà quan sát đánh giá kỹ năng tập trung, thái độ, giao tiếp, lịch sử tham gia các hoạt động xã hội, du lịch, thành tích thể thao, văn hoá... và kết quả là họ đào tạo ra những tài năng cho thế giới, điều đó không phải ngẫu nhiên.

Như tôi đã nói, người nghèo luôn tự hỏi không hiểu sao người giàu lại giàu thế? Còn người giàu luôn nhìn rõ, biết rõ tại sao người nghèo lại nghèo! Đó là sự khác biệt.

Người nghèo quan niệm kiếm tiền là kiếm tiền. Người giàu quan niệm kiếm tiền là tìm kiếm giá trị của bản thân và đóng góp cho xã hội. Chỉ có điều: Cái giá của chăm chỉ và thành công là đôi khi bạn sẽ hơi cô đơn, và bạn sẽ hơi khó tính, khi xung quanh bạn có quá nhiều người luôn khẳng định họ chăm chỉ, nhưng thực tế thì sự cố gắng đó của họ, chưa bao giờ là đủ.

Vậy nên, bạn phải chọn, cuộc sống của bạn có mấy chục năm, thái độ sống của bạn thế nào để không hối tiếc.

Xinh Trương An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính