Các kênh khai báo y tế sức khỏe toàn dân
Có 3 kênh để người dân khai báo y tế gồm:
- Truy cập cổng khai báo điện tử: https://suckhoetoandan.vn/ hoặc http://khaibaoyte.vn/ để điền các thông tin.
- Qua app NCOVI, được ra mắt chính thức vào 16 giờ ngày 9/3.
Hiện ứng dụng (app) chính thức của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Y tế trợ giúp người dân theo dõi sức khỏe đã có trên Google Play. Còn trên AppStore thì đang chờ Apple phê duyệt.
Người dân truy cập Google Play và tải ứng dụng NCOVI qua đường link: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vnptit.innovation.ncovi&fbclid=IwAR1G1ZR15ywzCQqf9JKEa4QlrQyA9d5SUl0vH8edre1qGf4u1s66ZpfIq1o
- Người nhập cảnh vào Việt Nam có thể quét mã QR qua điện thoại thông minh tại các sân bay để nhận đầy đủ các thông tin cần khai báo.
Người dân thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập cổng khai báo điện tử: tại địa chỉ https://suckhoetoandan.vn/ hoặc https://tokhaiyte.vn/ hoặc quét mã QRcode ở cửa khẩu để vào biểu mẫu khai báo y tế (bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc máy tính để thực hiện)
Bước 2: Tại giao diện chính của biểu mẫu trên Hệ thống thông tin quản lý Khai báo Y tế bạn sẽ tiến hành Chọn ngôn ngữ để khai báo y tế với các lựa chọn: tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý hoặc Campuchia.
Bước 3: Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin vào các ô trong biểu mẫu khai báo y tế (các ô có dấu sao "*" biểu thị việc bắt buộc phải nhập).
Bước 4: Nhập mã xác thực - mã bảo mật vào ô cuối cùng của biểu mẫu khai báo.
Bước 5: Nhấn nút Gửi tờ khai và chờ cho đến khi màn hình sẽ xuất hiện thông báo "Trân trọng cảm ơn quý khách đã hoàn thành việc khai báo y tế".
Khai báo y tế toàn dân là sự tương tác giữa người dân và cơ quan y tế
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, khai báo y tế toàn dân khác với khai báo y tế tại các cửa khẩu. Khai báo y tế tại các cửa khẩu là bắt buộc, còn khai báo y tế toàn dân nhằm tương tác 2 chiều giữa người dân với cơ quan y tế. Tuy không bắt buộc nhưng đây là việc làm rất quan trọng, thiết thực để góp phần phòng chống COVID-19.
Phó thủ tướng khẳng định, tất cả thông tin khai báo của người dân trên ứng dụng chính thức này sẽ được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích cùng nhau chống dịch, tuyệt đối không sử dụng cho mục đích thương mại và không xâm phạm đến đời tư người dân.
Người dân sẽ có bảng khai các bệnh lý nền và nguy cơ lây nhiễm. Từ đó, các cơ quan y tế sẽ sàng lọc, những người nào có bệnh nền mà có nguy cơ cao lây nhiễm, sẽ được theo dõi, giám sát kỹ hơn.
Ứng dụng có các mục chính như khuyến cáo của Bộ Y tế, báo cáo liên hệ, thông tin dịch bệnh, hỏi đáp... Đặc biệt, ứng dụng cũng có các biểu mẫu để người dùng khai như tự đánh giá nguy cơ nhiễm Covid-19, báo cáo ca bệnh nghi ngờ, bản đồ lây nhiễm...
PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế) cũng lưu ý, mỗi cá nhân khai báo sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo. Với nghiệp vụ riêng, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các tình huống liên quan yếu tố nguy cơ. Nếu khai báo không trung thực, ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử phạt.
V.LinhBạn đang xem bài viết Hướng dẫn chi tiết cách khai báo y tế toàn dân trên máy tính và điện thoại tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].