Mỗi độ tết đến, xuân về nhà nhà lại tiến hành sơn sửa, lau dọn nhà cửa để đón một năm mới nhiều điều may. Bên cạnh những việc dọn dẹp thông thường thì thay chân bát hương ngày tết cũng rất quan trọng.
Vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp hằng năm, các gia đình sau khi tiễn Táo quân về trời sẽ tiến hành lau dọn ban thờ tổ tiên và tỉa, hóa chân nhang. Bày trí bát hương thế nào cho đúng?
Trước hết, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ. Khi có dịp sắp xếp lại ban thờ gia chủ cần khấn vái, xin tổ tiên được di chuyển bình hoa, chén nước hay đèn, nhang. Lưu ý, bát nhang và bài vị thì tuyệt đối không xê dịch.
Trong trường hợp chân nhang quá nhiều, gia chủ chỉ nên rút bớt chân hương và để lại 5 chân. Khi lau bài vị, ban thờ dùng tay giữ rồi dùng khăn sạch, ẩm có phun rượu gừng giã nhỏ lau cho sạch.
Lưu ý, một số nơi người ta vẫn đưa bát thương ra rồi lau chùi bình thường, vì thế quan điểm không động, không dịch chỉ phù hợp với một số địa phương.
Cách rút và cách hóa chân nhang chuẩn bị cho Tết Âm lịch không phạm
Như đã nói ở trên, khi chân nhang quá nhiều thì gia chủ nên rút bớt và để lại khoảng từ 1 – 3 – 5 – 7 – 9 chân. Tuyệt đối không để số chẵn. Với các chân nhang đã được nhổ, cần đem đi đốt và thả tro xuống sông, suối. Thông thường người ta sẽ tiến hành hóa chân nhang sau khi cúng ông Công ông Táo.
Hóa chân nhang chuẩn bị cho Tết Âm lịch là công việc mà gia đình nào cũng làm dịp cuối năm
Với các bát nhang bỏ đi gia chủ nên đem thả xuống sông suối tránh để nơi uế tạp để tránh gặp vận xui. Mỗi khi cầu cúng hãy mở rộng cửa rồi thắp đèn trước rồi mới rót nước, rót rượu, thắp hương và khấn kêu cầu. Thay vì thắp hương số chẵn, gia chủ nên thắp 3 hoặc 5 nén hương. Không nên thắp quá nhiều bởi hương sẽ mở đường cho thập loại chúng sinh kéo đến gây ra sự phiền toái cho thần, tổ tiên mình thỉnh cầu.
Khi thắp hương phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ để lửa tắt tuyệt đối không thổi. Khi cắm hương ngay ngắn rồi mới cầu khấn đồng thời không được cắm chồng các chân hương lên nhau.
Một số gia chủ gặp trường hợp bát hương tự nhiên bốc hỏa, quan niệm dân gian cho rằng đây là điểm hóa âm, chân hương cháy âm ỉ từ trong ra sẽ có liên quan tới mồ mả, thờ cúng còn hóa dương là cháy từ trên xuống có ảnh hưởng đến nhà cửa và cuộc sống thường ngày của gia chủ. Cách hóa chân nhang chuẩn bị cho Tết Âm lịch không phạm chính là để nhang hóa hết, chú ý theo dõi tránh gây hỏa hoạn. Tuyệt đối không dùng nước dập tránh thủy hỏa giao tranh.
Lưu ý, trong trường hợp đang cầu cúng mà hương tự nhiên tắt thì cứ thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên rồi đốt lại bởi nó sẽ thành hương thừa, cầu cúng mất linh nghiệm.
Nhìn chung, hương đang cháy tự nhiên tắt cũng mang nhiều ý nghĩa riêng biệt: Hương tắt ở phần trên chủ yếu liên quan đến ban thờ, nhà cửa; Hương tắt ở phần giữa là liên quan nhiều đến các thành viên trong gia đình; Hương tắt ở đoạn cuối chủ yếu phản ánh về mồ mả, đất cát gia tiên…
Nếu không biết cách hóa chân nhang chuẩn bị cho Tết Âm lịch không phạm và không giám hóa chân nhang thì gia chủ nên nhờ Thầy đến giúp. Ngoài ra, gia chủ cũng phải chọn được bát hương phù hợp với ban thờ, đốt phần rơm nếp sạch sẽ lấy tro, dã gừng tươi hòa cùng rượu trắng rồi sử dụng cành tre nhúng vào bát nước gừng rồi vẩy đều vào bát hương để tẩy uế. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh để lau dọn bài vị tổ tiên.
Xem thêm:
H.GBạn đang xem bài viết Cách hóa chân nhang chuẩn bị cho Tết Âm lịch không phạm tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].