Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cúng ông Táo ban ngày hay buổi tối mới đúng?

Vậy cúng ông Táo ban ngày hay buổi tối mới đúng? Có nhất thiết phải cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hay không?

Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?

Cúng ông Công ông Táo ban ngày hay buổi tối mới đúng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều gia chủ. Việc thờ cúng đúng ngày, đúng giờ sẽ tốt hơn, tuy nhiên trong trường hợp điều kiện công việc không cho phép thì hoàn toàn có thể làm cỗ cúng ông Công ông Táo trước từ 1- 2 ngày.

Như chúng ta đã biết, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là ngày tết ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản việc đất đai còn Táo quân (2 ông 1 bà) sẽ cai quản việc bếp núc trong gia đình. Các vị thần này không chỉ định đoạt sự may rủi, phúc họa cho gia chủ mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào nhà để giữ được bình yên cho gia đình.

Và vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ bay về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm qua. Vì vậy dù có bận rộn hay khó khăn đến thế nào thì các gia đình cũng sẽ cố gắng dành thời gian sắm chút lễ mọn lòng thành để cúng ông Công ông Táo về trời.

Empty

Mâm cỗ mặn, bộ mũ ông Công cùng cá chép vàng là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Táo ban ngày hay buổi tối mới đúng? Có nhất thiết phải cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hay không?

Theo Tiến sĩ Đinh Đức Tiến (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) chia sẻ: Cúng ông bà, tổ tiên hay cúng Táo quân thường sẽ diễn ra vào buổi sáng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện mà có thể cúng trong khoảng từ ngày 22 đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch) để ông Công, ông Táo kịp giờ lên thiên đình báo cáo. Cúng ông Táo tránh cúng vào tối ngày 23 tháng Chạp.

Ngoài ra, người ta chọn cúng ông Táo ban ngày bởi đây là lúc đầu óc con người ở trạng thái minh mẫn và thanh tịnh, sảng khoái nhất. Vì thế mới có thể lo được mọi việc một cách chu toàn.

Tiến sĩ Đinh Đức Tiến cũng chia sẻ thêm: Không nên cầu xin phú quý hay no đủ trong văn khấn mà chỉ xin Táo quân báo cáo những lời hay, ý đẹp bớt nói những điều không hay trước Ngọc Hoàng.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất cần có: Ba bộ mũ áo (hai bộ mũ đàn ông có cánh chuồn, một bộ đàn bà không có cánh chuồn, cá chép 3 con với ngụ ý cá chép hóa rồng đưa ông Táo về trời an toàn. Bên cạnh đó mâm cúng ông Công ông Táo còn có một số loại vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, trầu cau cùng mâm cỗ mặn với các món truyền thống như: Canh măng, nem rán, giò lụa, …

Tùy vào điều kiện gia đình cũng như văn hóa vùng miền mà có những sự thay đổi nhất định trong mâm cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, về thời gian cũng như văn khấn trong lễ cúng ông Công ông Táo thì nên tuân thủ những nguyên tắc trên và thực hiện sao cho đúng.

Xem thêm video sự tích ông Công ông Táo:

H.G

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính