Bộ Y tế công bố danh sách 19 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) mới công bố thêm danh sách 19 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm kể từ 10/6 đến nay.

Như vậy, lũy kế từ đầu năm 2020 đến nay, Cục An toàn thực phẩm xử phạt 45 cơ sở với tổng số tiền xử phạt trên 2,6 tỷ đồng.

  Sản phẩm Mãnh hổ vương gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

Sản phẩm Mãnh hổ vương gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

Dưới đây là danh sách 19 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm mới bị xử phạt: 

  1. Công ty TNHH Bạch Liên Đường, phường Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN)/thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Mãnh hổ vương gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
  2. Công ty CP Fedora, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội: Quảng cáo TPCN/TPBVSK HATTRICK gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
  3. Công ty CP Thịnh Tâm Đường, số 16A, ngách 61, ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK LongHair không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
  4. Công ty CP Đầu tư Sun Pha, KĐT Gamuda, Hoàng Mai, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK Mạnh Cốt Linh mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
  5. Công ty CP Xuất nhập khẩu và Thương mại Lychee, 144 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội: Tự công bố 10 sản phẩm là thực phẩm bổ sung trong khi 10 sản phẩm này là TPBVSK thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định; Quảng cáo các sản phẩm TPCN trên trang http://82xbeauty.vn gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
  6. Công ty CP Nghiên cứu và phát triển dược phẩm Genphar, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội: Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không đầy đủ giá, kệ, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh.
  7. Công ty TNHH NC Việt Nam, ngõ 115 Nguyễn Văn Trỗi, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK Buona Energia Oro không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
  8. Công ty TNHH AION Việt Nam, số 172 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK Ogaslim gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
  9. Công ty TNHH Công nghệ Biovagen Việt Nam, tòa nhà ICON 4, 243A Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội: Quảng cáo TPCN/TPBVSK Biogaia Protectis baby drops trên 2 website không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo.
  10. Công ty CP Tập đoàn Dược – Mỹ phẩm Vinpharma, xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội: Không lưu trữ đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất mọi lô sản phẩm theo quy định.
  11. Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Vitaco Việt Nam, 627 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội: Quảng cáo TPCN/TPBVSK: Đại kiện can và Liki Gold trên các website gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
  12. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Comalina Việt Nam, số 14, ngõ 26 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK Comalina – Artimobi Glucosamin với nội dung không phù hợp quy định.
  13. Công ty CP Dược phẩm VGAS, Thường Tín, Hà Nội: Kho bảo quản không đầy đủ giá, kệ; Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất sản phẩm theo quy định.
  14. Công ty CP Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc - trường Đại Hưng, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK Green Beauty Cần Tây – Tảo Xoắn – Diệp Lục – Collagen –Glutathion trên các website gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
  15. Công ty CP Dược phẩm Bagiaco, số 15, ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội: Quảng cáo TPBVSK Sily Gan không phù hợp quy định.
  16. Công ty TNHH Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam, số 101 Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội: 2 lô sản xuất sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định; Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; Sản xuất TPBVSK mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) theo lộ trình quy định.
  17. Công ty TNHH Nature’s Bio Technology Việt Úc, Hàm Nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội: Quảng cáo các sản phẩm TPBVSK Green Lipped Mussel 10000 Lyprilnol và Viên uống không phù hợp quy định.
  18. Công ty CP Butaba, ngõ 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội: Quảng cáo TPCN/TPBVSK Satochi gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
  19. Công ty CP Dược phẩm Xuân Nguyên, thôn Bình Vọng, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội: Quảng cáo TPCN/TPBVSK UNVIS – PT gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. 
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính