Bệnh Gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến. Những rối loạn chuyển hóa liên quan tới ăn uống khiến huyết tương có nồng độ axit uric quá cao. Từ đó dẫn tới lắng đọng tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.
Các tinh thể urat dư thừa có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gout cấp.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout
Nếu bệnh gout không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng nổi cục tophi
Tophi là tập hợp các tinh thể muối urat lắng đọng tạo thành u cục. Tophi có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, mu bàn chân, đầu gối,...
Giai đoạn đầu của bệnh gout thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, hạt tophi sẽ xuất hiện nhiều và tăng nhanh về kích thước. Khi kích thước hạt tophi quá lớn có thể bị vỡ gây nhiễm trùng huyết, hoại tử,...
Bệnh Gout có thể biến chứng trên thận
Khi tinh thể muối urat lắng đọng tại thận sẽ tạo thành sỏi gây tắc đường tiểu. Lâu dần dẫn đến viêm thận kẽ, tắc ống thận và suy giảm chức năng thận.
Thống kê thực tế cho thấy, có 10-20% người bệnh gout bị sỏi thận. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc giảm đau nhanh trong cơn gout cấp cũng sẽ gây độc cho thận, dẫn đến suy thận.
Biến chứng trên tim mạch
Đây cũng là một trong những biến chứng gout nguy hiểm. Tinh thể muối urat lắng đọng tại các mạch máu làm cản trở việc lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó kéo theo nhiều bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim, tăng huyết áp,… Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bệnh gout có tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn so với người bình thường.
Cần làm gì để ngừa biến chứng?
Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout hợp lý
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người mắc bệnh gout. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là việc đầu tiên cần làm để kiểm soát bệnh tốt. Dưới đây là những lưu ý khi lên thực đơn cho người bệnh gout:
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều nhân purin như hải sản, thịt chó, thịt bò,...
- Hạn chế bia rượu và đồ uống có gas.
- Uống nhiều nước, trung bình từ 2-3 lít mỗi ngày để tăng đào thải axit uric qua đường nước tiểu.
- Bổ sung các loại chất xơ và vitamin có nhiều trong rau củ, hoa quả tươi.
Sử dụng thuốc điều trị
Để ngăn ngừa biến chứng gout, người bệnh cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát nồng độ axit uric máu. Có 2 nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định đó là: Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric.
Xem thêm: 5 thói quen ăn uống dẫn đến bệnh gout, cần bỏ ngay nếu không muốn chịu đau đớn
V.LinhBạn đang xem bài viết 3 biến chứng đáng sợ của bệnh Gout, tuyệt đối không được coi thường kẻo có ngày hối hận tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].