Bệnh Gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến. Những rối loạn chuyển hóa liên quan tới ăn uống khiến huyết tương có nồng độ axit uric quá cao. Từ đó dẫn tới lắng đọng tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.
Người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.
Khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh nên căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.
Triệu chứng của bệnh Gout
Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu.
Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm.
Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:
Đau khớp dữ dội là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Gout
Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
Đau âm ỉ, kéo dài
Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
Viêm và tấy đỏ
Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
Các đối tượng có nguy cơ bị Gout
Gout là bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, vì vậy đối tượng nào dễ bị mắc bệnh là điều mà không ít người quan tâm. Tuy nhiên với mức độ phổ biến và trẻ hóa như hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
Nam giới sau tuổi 40: Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% người bệnh gout là nam giới từ 40 tuổi trở lên, việc có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, tiêu thụ nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là rối loạn estrogen, đây là hormon chính giúp thận bài tiết acid uric ra ngoài. Tuy tỷ lệ mắc bệnh gout ở phụ nữ ít hơn so với đàn ông. Tuy nhiên một lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia sẽ khiến nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh hơn.
Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và người có tiền sử gia đình bị bệnh có nguy cơ cao hơn những người bình thường.
Lối sống không lành mạnh: Tình trạng lạm dụng rượu bia sẽ cản trở việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể và chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.Đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao. Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như tăng huyết áp, tiểu đường…
Xem thêm: Mắc sai lầm của nhiều người khi điều trị bệnh gout, người đàn ông bị xuất huyết tiêu hóa nặng
V.LinhBạn đang xem bài viết Ngày càng nhiều thanh niên mắc bệnh Gout, thấy đau ở 3 chỗ này chứng tỏ đã mắc bệnh tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].