Tin nổi bật ngày 28/2/2019: Có thể chỉ cần 1 mũi tiêm HPV duy nhất, châm cứu có thể làm giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư, cô bé 4 tuổi đến từ nước Anh không thể ăn được do mắt đột biến gen.
Theo Dailymail, một cô bé đến từ nước Anh mắc hội chứng KBG hiếm gặp và không thể ăn uống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Đó là Rosie Kirkman, 4 tuổi đến từ Laindon, Essex, Vương Quốc Anh mắc hội chứng KBG hiếm gặp. Rosie đã phải phẫu thuật mở tim kéo dài 9 giờ khi mới tròn 5 tháng tuổi.
Cô bé nuốt khó và phải sử dụng ống thông đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể khoảng 18 giờ/ngày. Vì thế mà cân nặng của bé mới chỉ 10kg, trông như một em bé.
Mẹ của Rosie, cô Kirkman cho hay: "Vợ chồng tôi không dám ăn trước mặt con. Chỉ đợi đến khi con đi ngủ chúng tôi mới dám ăn."
Bà mẹ chia sẻ thêm: "Con gái tôi phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và 6 tuần trước bác sĩ cho biết bé sẽ phải mổ lại vào năm tới. Chúng tôi hi vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con."
Trên thế giới chỉ có 200 người mắc phải.
Chỉ cần tiêm một mũi HPV duy nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
Theo CNN, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng phụ nữ chỉ có thể tiêm 1 lần HPV duy nhất để phòng mắc vi rút HPV.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ với 1.620 người phữ từ độ tuổi 18-26.
Kết quả được công bố trên Tạp chí JAMA cho thấy 4 trong tổng số 106 người tiêm vắc xin 1 lần, có 7 trong tổng số 126 người tiêm vắc xin 2 lần và 14 trong tổng số 384 người tiêm vắc xin 3 lần nhiễm HPV.
Như vậy, có thể chỉ cần 1 mũi tiêm duy nhất, chúng ta có thể phòng ngừa được nhiễm vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần có cuộc nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Mỹ khuyến cáo người dân nên tuân thủ lịch tiêm của bác sĩ để phòng bệnh một cách tốt nhất.
Theo US News, bệnh nhân ung thư có thể áp dụng liệu pháp châm cứu để giảm tác dụng phụ như khô miệng.
Các nhà khoa học Mỹ đã theo dõi khoảng 339 bệnh nhân xạ trị ở Mỹ và Trung Quốc có áp dụng liệu pháp châm cứu.
Kết quả cho thấy, sau một năm châm cứu, chỉ có 35% vẫn còn bị chứng khô miệng. Có đến 48% sử dụng liệu pháp châm cứu giả, và 55% những bệnh nhân không châm cứu bị khô miệng.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng châm cứu có thể được liệt kê vào cách phòng và điều trị chứng khô miệng đối với các bệnh nhân ung thư.
Xem thêm Clip: Giải cứu cô bé sốt cao do không đi tiêm vắc xin