Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nếu chẳng may rơi vào tình huống bị bạo hành gia đình, phụ nữ cần biết cách bảo vệ an toàn, tính mạng của bản thân.
Nếu bạn đang bị đe dọa, hãy tránh xa những nơi trong nhà có thể khiến bạn bị nhốt lại như tủ đồ, nhà tắm hay các không gian nhỏ.
Thay vào đó, hãy tìm căn phòng có cửa ra vào hay cửa sổ để bạn có thể trốn thoát khi cần thiết.
Tránh xa nhà bếp vì chồng có thể dùng những vật dụng trong bếp làm hung khí.
Nếu được, hãy trốn vào một căn phòng khóa từ bên trong để khóa chồng bạn ở bên ngoài.
Nếu bạn đang gặp nguy hiểm, nên cân nhắc thỏa thuận, đưa thứ chồng cần trước. Bạn có quyền bảo vệ bản thân an toàn. Không cần phải xấu hổ hay cảm thấy sai trái vì làm điều gì đó để bảo vệ an toàn của bản thân.
Nếu có điện thoại di động, nhớ luôn mang theo người. Bạn có thể gọi các số điện thoại hỗ trợ hoặc gọi 113 trong trường hợp khẩn cấp.
Gọi báo cảnh sát ngay khi bạn ở nơi an toàn, thông báo bạn đang gặp nguy hiểm và cần hỗ trợ, giải cứu.
Nếu bạn rời khỏi nhà được, hãy báo cảnh sát nơi bạn đang đến và cách thức liên lạc.
Đợi cảnh sát giải cứu có thể sẽ mất thời gian. Nếu được bạn hãy chạy ngay sang nhà hàng xóm lân cận để được bảo vệ.
Khi cảnh sát đến, hãy cung cấp chính xác thông tin những sự việc đã xảy ra. Nếu được cho họ xem vết thương hay tổn thất tài sản mà chồng gây ra.
Trong một số trường hợp, cảnh sát không thể tạm giữ người bạo hành gia đình. Khi đó bạn nên tìm một địa chỉ lánh nạn để được an toàn.
Ở Hà Nội:
- Ngôi nhà Bình yên - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - 20 Thụy Khuê - Quận Tây Hồ
- Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh - số 360 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm - Điện thoại: 0243.8252627
Ở TP. HCM:
Nhà tạm lánh - Số 12B đường số 1, KDC Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, Q. 9, TP.HCM - Điện thoại: 083 73126423
Nhà tạm lánh Hy vọng xanh (Green Hope) - R4-87 đường nội khu Hưng Gia 1, phường Tân Phong, quận 7 - Điện thoại: 0935 980 689
Khi bị chồng chửi bới, đánh đập thường xuyên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật này.
Ngoài ra, hành vi bạo hành vợ, con của chồng bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt vi phạm hành chính, theo điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền 1.000.000-1.500.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Phạt tiền 1.500.000-2.000.000 đồng với hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình…
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, chồng bạn có thể bị xử lý hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…
Để bảo vệ bản thân khỏi bị xúc phạm, hãy nhanh chóng thay đổi số điện thoại, xóa số, chặn số để người chồng bạo hành không tìm được bạn dễ dàng.
Điều này giúp chồng bạn không thể sử dụng, rút tiền trong tài khoản của bạn.
Đổi tuyến đường đi làm, tránh đi mua sắm, đi chơi cùng một địa điểm. Tránh xa những nơi chồng bạn có thể tìm được bạn.
Không nên đi lại một mình. Hãy tìm một người bạn đáng tin cậy hoặc người nhà để đi cùng đảm bảo an toàn.
Nếu bạn ở nhà, thay khóa cửa nếu cần thiết.
Thông báo cho những người có thể tin tưởng ở nơi làm việc và ở trường của con, cung cấp ảnh chồng bạn để họ có thể phát hiện và báo cơ quan chức năng khi cần thiết.
Đảm bảo doanh nghiệp và trường học không cung cấp địa chỉ, số điện thoại của bạn cho người khác.
Cung cấp hình ảnh chồng cho hàng xóm, cảnh sát địa phương để họ chuẩn bị ứng phó nếu anh ta tìm đến bạn. Nhờ hàng xóm gọi điện thoại cho cảnh sát nếu thấy có phương tiện hoặc người khả nghi ở nhà bạn.
(Theo wikiHow)