Không ít người khi đi mua nhà Hà Nội gặp phải những sai lầm “ngớ ngẩn” dẫn đến tiếc nuối, không ưng ý với ngôi nhà đã mua. Dưới đây là những sai lầm cần tránh.
Để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có khi mua nhà Hà Nội, chuyên gia bất động sản Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Tập đoàn Think Big và Công ty Bất động sản Lộc Sơn Hà đã chia sẻ với Gia Đình Mới bài viết nhằm khuyến cáo những sai lầm cần tránh khi mua nhà Hà Nội:
Rất nhiều người sai lầm khi mua bất động sản với tâm lý “mua nhà để ở thì quan tâm làm gì về thị trường, miễn là nó thuận lợi cho việc đi làm và sinh hoạt”.
Lối suy nghĩ đó ban đầu có vẻ rất đúng đắn. Nhưng ai biết được mình sẽ chuyển đổi công tác, chuyển đổi công việc đi đâu. Việc mua nhà gần chỗ làm việc hoặc để thuận tiện tạm thời có thể làm bạn mất cả tỷ bạc nếu bị loại suy nghĩ đó chi phối.
Tôi có một chị bạn có suy nghĩ như vậy nên vào năm 2001 chị ý đi mua một mảnh đất rộng 50m2 ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
Cũng vào thời điểm đó chị có xem một mảnh đất ở Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá mảnh đất cũng tương đương với mảnh đất chị mua ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
Khi lựa chọn mua mảnh đất ở Hoàng Mai chị bạn tôi nghĩ rằng đi làm sẽ gần hơn khoảng 2km so với ở Trung Hòa, Cầu Giấy.
Đó là thời điểm bất động sản đóng băng và chỉ sau 2 năm, vào năm 2003 thì bất động sản tăng như vũ bão.
Đến năm 2010, chị bạn tôi có cơ hội chuyển sang Mỹ và quyết định bán nhà ở Vĩnh Hưng và giá trị bất động sản của chị đã tăng gấp 4 lần so với lúc mua.
Nhưng điều bất ngờ mà tôi muốn chia sẻ ở đây là bất động sản mà chị đã không mua ở Cầu Giấy tại cùng thời điểm tăng giá gấp 12 lần.
Chị bạn tôi cứ tiếc mãi vì trước đó muốn đi gần hơn một chút nên đã không mua nhà ở Cầu Giấy.
Vậy nên, để không bị tiếc nuối như bạn tôi, khi mua bất động sản, các bạn đừng bao giờ để suy nghĩ kiểu “tôi mua để ở” cản trở bạn.
Khi đi mua bất động sản, chủ nhà nói với bạn “tôi sẽ không giảm giá” thì bạn đừng bao giờ tin câu nói đó.
Người mua nào tin câu nói đó của chủ nhà thì có nghĩa là người mua đó có quá ít thông tin về thị trường bất động sản, thông tin liên quan đến bất động sản đó và người chủ của nó.
Nên thu thập được thật nhiều thông tin về thị trường, về bất động sản định mua và về chủ của nó rồi đàm phán để có kết quả tốt nhất.
Tôi ủng hộ tư tưởng tự lập và bản lĩnh cá nhân, nhưng tôi thấy những người khôn ngoan luôn biết tận dụng tối đa các nguồn lực (đòn bẩy) để có được bất động sản như ý và đúng thời điểm để rồi nhanh chóng trở nên vững vàng về tài chính mới là kẻ tuấn kiệt.
Nếu thời điểm tốt đã đến mà không biết nắm bắt thì nó sẽ trôi qua và khi nó trôi qua thì chỉ còn cách chờ đợi đến thời điểm tốt khác. Vậy nên, cần cân nhắc kỹ khi tính khi anh hùng rơm trong bạn lên tiếng.
Đây là suy nghĩ sai lầm mà những người tích cóp được chút tiền và bắt đầu tìm mua bất động sản thường mắc phải.
Những người này thường nghĩ rằng bạn bè của họ là người đáng tin cậy, nhất là người bạn đang làm trong lĩnh vực bất động sản.
Lời khuyên của tôi là đừng tin bất cứ ai, dù đó là bạn thân của bạn. Bởi thị trường là thị trường, tiền là của bạn, ngôi nhà cũng là của bạn. Khi bạn quyết định mua nó rồi bạn sẽ ở và sẽ chịu trách nhiệm về tài sản đó.
Nhiều người mua xong ngôi nhà rồi mới phát hiện ra nó chưa thật sự ưng ý nhưng do tin tưởng ở bạn bè, người thân giới thiệu nên mua rồi hối hận.
Bản thân tôi đã chứng kiến một người bạn của mình mua mảnh đất của một người quen.
Khi biết bạn tôi cần mua bất động sản thì chủ bất động sản đó (người quen của bạn tôi) đã giới thiệu về mảnh đất, vẽ ra một loạt các lợi ích về sự tăng giá, phù hợp túi tiền, không mua thì người khác mua mất, đất nằm trong khu dân cư có khả năng phát triển…
Nhưng thực chất mảnh đất đó lại cách trung tâm Hà Nội 30km, trong khi bạn tôi lại làm việc ở khu vực nội thành Hà Nội.
Tin tưởng người quen nên bạn tôi nhanh chóng chốt mua mảnh đất với giá 500 triệu đồng và chỉ sau vài tháng giá mảnh đất bắt đầu giảm mạnh. Đến bây giờ bạn tôi muốn bán mà khó không bán được.
Nếu bạn tôi không quá tin tưởng người quen thì đã không mắc phải sai lầm ngớ ngẩn như vậy.