Những căn biệt thự cổ điển với vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy, sang trọng luôn có sức hút kỳ lạ và ngày càng được mọi người ưa chuộng, yêu thích. Để phù hợp với lối sống hiện đại, biệt thự cổ điển đã loại bỏ những chi tiết rườm rà nhưng vẫn tuân thủ những nguyên tắc vàng trong thiết kế. Vậy những nguyên tắc đó là gì? Mời bạn đọc khám phá trong bài viết dưới đây:
Tính đăng đối chính là nét đặc trưng của kiến trúc cổ điển, dù trong trường hợp nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Các chi tiết trang trí từ phào chỉ, các chi tiết hoa văn, phù điêu, cột trụ...đều phải được thiết kế cân đối, hài hoà, đi với nhau theo cặp, không có bất kỳ chi tiết riêng lẻ hay thừa thãi nào.
Mặt tiền biệt thự phải thể hiện sự sang trọng - quý phái
Mặt tiền chính là phần gây ấn tượng mạnh nhất của biệt thự cổ điển. Vì vậy khi thiết kế mặt tiền cần toát lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái, nguy nga và bề thế cho công trình. Ngoại thất của căn nhà phải thể hiện được sự xa hoa, vương giả của gia chủ.
Biệt thự lâu đài cổ điển khiến người xem choáng ngợp bởi diện mạo bề thế, đồ sộ, góp phần khẳng định vị thế của chủ đầu tư. Hàng cột sảnh kép gồm 4 cột trụ Lonic cao thông tầng, đầu cột trang trí họa tiết xoắn, thân cột kẻ chỉ tạo sự cầu kỳ nâng đỡ mái sảnh ấn tượng như một chiếc vương miện của hoàng gia.
Những gam màu trầm như: nâu, xanh lục, tím… mang lại cảm giác ấm, dịu mát sẽ làm căn biệt thự trở nên nặng nề, u tối. Do đó, biệt thự cổ điển cần sử dụng tiết chế những gam màu trầm, có thể sử dụng tone màu sáng, sang trọng, bóng bẩy như vàng, đỏ kết hợp các gam màu trung tính như trắng, nâu, be, sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn lại đảm bảo được giá trị thẩm mỹ cũng như nét đẹp bí ẩn vốn có của lối kiến trúc cổ điển.
Phần ngoại thất của biệt thự cổ điển Pháp sử dụng màu trắng sữa làm chủ đạo kết hợp gam màu nâu đất của diện tường tầng 1 tạo vẻ khỏe khoắn, vững chãi. Mái Mansard và mái vòm chóp nhọn lợp ngói màu xanh than tạo vẻ đẹp sang trọng, bóng bẩy, đồng thời cân bằng tỉ lệ chung của phần mái, thân, chân, tạo tổng thể hài hòa.
Điểm hấp dẫn và lôi cuốn của các công trình thiết kế theo kiến trúc cổ điển chính từ những đường nét thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ, mềm mại và vô cùng tinh tế được thể hiện ở các chi tiết kiến trúc như cột, mái sảnh, lan can, các chi tiết viền mái, chi tiết cửa,...Các chi tiết được chọn lọc tỉ mỉ, kết hợp hài hòa dựa trên tỉ lệ vàng tạo nên một tổng thể sang trọng lộng lẫy nhưng không rườm rà, rối mắt.
Thức cột và phào chỉ là điểm nhấn nổi bật của biệt thự, mang đến vẻ đẹp trang nhã, tinh tế, thể hiện gu thẩm mỹ và vị thế của gia chủ. Những họa tiết ở đầu cột, mái sảnh, khung cửa sổ được kẻ tỉ mỉ, đắp nổi tinh xảo tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển, đầy quyến rũ.
Hệ mái dốc, mái mansard, mái vòm truyền thống là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc biệt thự cổ điển. Ngoài hệ thống mái chính cho ngôi nhà thì còn thêm các phần mái phụ cho tiền sảnh, ban công, mái chắn mưa cho các cửa sổ góp phần tạo điểm nhấn cho căn nhà thêm tinh tế, nổi bật.
Mái Mansard vuông vắn, đồ sộ, lớp ngói màu xanh than bóng bẩy, buông trùm các khối nhà, tạo cảm giác bề thế, uy nghi, khẳng định vị thế của gia chủ. Để tạo điểm nhấn cho khối mái, các KTS đã sử dụng phào chỉ ôm lấy các góc mái, tạo các cửa sổ áp mái điệu đà, đồng thời giúp đón ánh sáng vào bên trong biệt thự.
Những hình khối dạng vòm tròn hay vòm cung được chọn lọc tỉ mỉ, kết hợp chặt chẽ, hài hòa, tạo nên vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ cho cho căn nhà. Các chi tiết cửa vòm cong mềm mại, hệ cột trụ tròn, ban công bán nguyệt được phào chỉ nhỏ nhắn, uốn lượn nhẹ nhàng, tinh tế, tạo điểm nhấn, thu hút người nhìn.
Trên đây là những nguyên tắc thiết kế biệt thự cổ điển mà kiến trúc Akisa muốn cung cấp đến bạn đọc. Hi vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích để thiết kế nên căn biệt thự mơ ước.