Ngày ông Công, ông Táo: Dân thả cá chép, người cầm chích điện chờ sẵn bắt lại

Một trong những câu chuyện được nhắc đi nhắc lại mỗi dịp lễ ông Công, ông Táo là về ý thức giữ vệ sinh môi trường đã được các bạn trẻ dự phòng từ trước. Nhưng vẫn có những điều ngoài dự phòng của họ.

Ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà  thành tâm chuẩn bị lễ vật tiễn ông Công ông Táo.

Theo quan niệm dân gian, đây là ngày Táo quân về trời báo cáo công việc xảy ra dưới hạ giới một năm vừa qua. Vì vậy, người dân thường cúng 3 con cá chép để đưa Táo quân về trời. 

Nó còn mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp về việc phóng sinh các loài vật. Tuy nhiên, tình trạng người dân thả cá thả cả túi ni lông có thể gây ô nhiễm môi trường đang dấy lên nhiều tranh luận.

Bên cạnh đó, cần xem xét môi trường có phù hợp cho cá sinh sống không, như vậy mới thực sự đúng ý nghĩa của việc "phóng sinh". 

Từ hôm qua, nhiều bạn trẻ đã in những bảng hiệu nhắc nhở tại các điểm người dân thường thả cá. Hành động đẹp này đã dấy lên thành cả một phong trào. 

Facebooker Vien Levon chia sẻ, khi đi trên cầu Long Biên thấy các bạn trẻ tấp nập đứng hai bên cầu Long Biên với một thông điệp đeo trước ngực: “Thả cá, đừng thả túi nilon!”. Hỏi ra thì thấy các em í nói là học sinh trường trung học Nguyễn Gia Thiều.

Hôm nay đúng ngày ông Công ông Táo, người dân sẽ tập trung rất đông tại các khu vực ao, hồ để thả cá vàng.

Vì vậy hầu hết ở các khu vực này luôn có các bạn sinh viên tình nguyện túc trực để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.

Không chỉ thế các bạn sinh viên còn cẩn thận hỗ trợ, giúp đỡ người dân thả cá.

Ghi nhận tại Hồ Thiền Quang

Thiên nga bơi lội giữa hồ

Bên bờ người dân vui vẻ thả cá

Nhiều người không chỉ thả cá mà còn thả cả tro đốt bát hương xuống hồ Thiền Quang.

Ghi nhận tại Cầu Diễn

Theo ghi nhận của nhóm PV Gia Đình Mới tại Hà Nội, ngay lúc này, các bạn trẻ Câu lạc bộ Dấu Chân Tuổi Trẻ giúp người dân thả cá, tro và gom túi nilon tại Cầu Diễn, nơi có con sông Nhuệ chảy qua. 

Các bạn trẻ cẩn thận dùng xô để thả cá xuống mặt sông, tránh việc phải vứt cá từ cao trên cầu.

Ghi nhận tại Hồ Gươm

Tại Hồ Gươm liên tục có các điểm kêu gọi người dân thả cá không thả túi nilon.

Lúc này tại Hồ Gươm, người dân cũng bắt đầu đi thả cá. Mọi người đều có ý thức chỉ thả cá, giữ lại túi ni lông. 

Chú Lê Ngọc Quang, Đường Thành, Hà Nội

Chú Triệu Quang Thìn, Lê Văn Hưu, Hà Nội chia sẻ: "Năm nào nhà tôi cũng thả cá ở Hồ Gươm, tôi chọn thả cá ở đây vì đã là người Hà Nội Hồ Gươm là một biểu thượng rất thiêng liêng, và nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong lòng dân. Tôi cũng mong gia đình có một năm mới thuận buồm xuôi gió".

Ở Hồ Gươm, thay vì thả cá trực tiếp từ trên cao xuống, một nhóm các bạn trẻ tình nguyện đã vận động người dân sử dụng vợt để thả cá chép xuống hồ.

Người thả cá, kẻ chích điện

Đáng phẫn nộ thay bên cạnh những người dân có ý thức, vẫn có những con người ngang nhiên chích điện để bắt cá ngay dưới hồ. Phóng viên ghi nhận tại Cầu Diễn.

Ghi nhận tại Hồ Văn Quán

Tại Hồ Văn Quán, người dân thả cá xong ý thức để túi nilon lại trên bờ.

Tại Hồ Hoàng Cầu, người dân gom túi ni lông thành 1 đống chứ không vứt bừa bãi hoặc có người dùng hộp nhựa đựng cá và mang hộp về sau khi thả xong.

Ảnh Phóng viên Gia Đình Mới ghi nhận tại Yên Hòa:

Những hình ảnh người dân thả cá sẽ tiếp tục được phóng viên Gia Đình Mới liên tục cập nhật tại các điểm cầu khác nhau.

Team GĐM/giadinhmoi.vn

Tin liên quan