Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng?

Cúng Táo quân là truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, để cúng Táo quân đúng thì không phải ai cũng biết nhất là vấn đề cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng?

Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng?

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, lễ cúng ông Công ông Táo thường sẽ tiến hành cúng tại bàn thờ Táo quân. Tuy nhiên, nếu nhà không có bàn thờ Táo quân thì nên thắp hương tại ban thờ gia tiên bởi đây là nơi kết nối giữa hai thế giới âm - dương, giữa trần thế và thần linh.

Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương, lễ cúng Ông công Ông Táo thường được thực hiện trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng Táo quân, tuy nhiên đây là hai vị thần hoàn toàn khác nhau. Để đúng nhất thì ông Táo (thần cai quản đất đai) cúng dưới bếp, còn ông Công phải làm lễ cúng trên bàn thờ gia tiên.

cung-ong-cong-ong-tao-tren-ban-tho-hay-nha-bep-moi-dung

Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng là tùy quan niệm của mỗi vùng

Quan điểm của Đại đức Thích Chúc Tiếp - Chánh văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật Giáo Thái Nguyên thì thờ ông Táo đặt trong bếp hoặc trên bếp là theo đúng tín ngưỡng dân gian với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm và gia đình được thuận hòa, sung túc.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Tùy từng vùng miền mà lễ vật trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là khác nhau. Trong đó, mâm cỗ cúng sẽ bao gồm:

- Hai bộ mũ ông Công có cánh chuồn, một bộ mũ ông Công không có cánh chuồn dành cho bà Táo

- Vàng mã, hương, hoa, trà, quả, rượu và một số đồ thờ cúng khác

- Trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc sẽ có thêm ba con cá chép đỏ còn sống đặt trong bát nước. Người miền Trung thì có thêm 1 con ngựa giấy với đầy đủ yên cương, người miền Nam thì đơn giản hơn với 1 bộ mũ ông công, hia, bộ quần áo giấy.

Ngoài ra, ở mỗi vùng sẽ có thêm các lễ mặn, lễ ngọt khác nhau. Với các gia đình có trẻ nhỏ thì sẽ chuẩn bị thêm một chú gà cồ để trên mâm cúng với hi vọng đứa trẻ được Ngọc Hoàng ban phước sau này sẽ mạnh mẽ và khỏe khoắn như chú gà cồ này.

Cúng ông Công ông Táo có nhất thiết phải cúng mặn không?

Theo quan niệm của nhà Phật, lễ cúng ông Công ông Táo nên chay tịnh, có thể sử dụng các sản vật có sẵn trong gia đình như: Ngũ cốc, hoa quả, nước sạch. Không nên quá quan trọng lễ vật mà chỉ nên chuẩn bị lễ theo sự thành tâm, thành kính, tế như tại tế thần như thần tại.

Quan niệm dân gian, gia chủ nên làm điều tốt cả năm, nếu như chỉ thành khẩn cúng bài thì làm những điều tốt vào ngày 23 thì cúng ông Công, ông Táo cũng không có nghĩa lý gì.

Xem thêm:

H.G

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính