Khám chữa bệnh ở nước ngoài có được hưởng BHYT không?

Không phải lúc nào người bệnh cũng có thể đến đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để khám, chữa bệnh. Một số trường hợp khám chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng BHYT hay không là câu hỏi của nhiều người.

Có nhiều nguyên nhân khiến người tham gia BHYT phải khám, chữa bệnh ở nước ngoài, ví dụ như bệnh nặng phải ra nước ngoài điều trị hoặc nằm viện trong thời gian lưu trú tại nước ngoài. Vậy khám chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng BHYT hay không?

Xem thêm

Khám chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng BHYT hay không?

Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế có sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người có thẻ BHYT trong những trường hợp sau đây:

Có được thanh toán BHYT khi đi khám chữa bệnh ở nước ngoài không là thắc mắc của nhiều người

- Tại cơ sở khám, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

- Khám, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 của Luật này;

- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 9/2019/TT-BT chỉ rõ:

Người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh sẽ được thanh toán chi phí trong những trường hợp sau đây:

  • Người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (điều kiện là khám chữa bệnh đúng tuyến).
  • Trường hợp dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin BHYT.
  • Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện cấp cứu trong ngày, mất ý thức hoặc tử vomg bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.

Như vậy, các trường hợp được BHYT chi trả như trong quy định trên không có điều khoản đi nước ngoài điều trị. Vì thế, trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ở nước ngoài sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ của BHYT.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan