Gần đây, trong một cuộc thi marathon tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc, hình ảnh một phụ nữ với chiếc bụng bầu trên đường chạy đã khiến không ít người kinh ngạc.
Chị Shen Huijuan (Hàng Châu, Trung Quốc) là một giáo viên thể dục. Tuy đã có bầu 5 tháng, nhưng chị vẫn tham gia cuộc thi marathon cùng với chồng và con trai.
Thậm chí những bước chân mạnh mẽ của chị khi chạy còn khiến nhiều người vừa thán phục, vừa lo lắng cho đứa trẻ trong bụng.
Theo chia sẻ của chị, trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu vẫn cần vận động. Tuy nhiên, phải chú ý đến tình trạng sức khỏe từng người và chú ý 6 nguyên tắc sau:
Cường độ vận động đối với mỗi người là khác nhau. Không nên bắt chước theo chế độ vận động của người khác, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Tại mỗi giai đoạn mang thai nên áp dụng những chế độ vận động khác nhau.
Trong thời kỳ đầu, vì thai nhi còn ở dạng phôi nên rất yếu ớt, mẹ bầu không nên vận động quá nhiều để tránh sẩy thai. Giai đoạn này có thể tập đi bộ hoặc chạy chậm trong thời gian không quá lâu.
Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không tập những động tác nằm thẳng lưng.
Sau 3 tháng đầu có thể tăng cường độ vận động, mẹ bầu có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng.
Lao động không thể thay thế cho vận động. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng làm việc nhà có thể coi là vận động, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm.
Chế độ vận động cần có bài bản và thực hiện bởi sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể mới đem lại hiệu quả cao.
Không nên tự ý đề ra chương trình tập luyện cho mình, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi lựa chọn các bài tập, hạn chế tập những bài tập liên quan đến vùng bụng, điều này dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Tần suất vận động lý tưởng cho các mẹ bầu là khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần chỉ nên tập không quá 20 phút, cường độ vận động phù hợp để đảm bảo nhịp tim khoảng 140.
Không phải mọi mẹ bầu đều có thể vận động. Với những người bị huyết áp cao, tiểu đường, có tiền sử sẩy thai... nên hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ vận động phù hợp.
Những điều cần tránh:
1. Khi có những dấu hiệu như: chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con, nhức đầu, huyết áp tăng, bị bệnh tim, huyết áp cao hay thấp, mẹ bầu không tăng cân đủ theo tiêu chuẩn và được bác sĩ khuyên hạn chế tập thể dục để duy trì thể trọng... mẹ bầu cần hạn chế việc tập thể dục.
2. Tránh các bài tập làm căng dây chằng, tập tạ, tránh nâng vác vật nặng.
3. Không cưỡi ngựa, trượt tuyết, các loại thể thao với bóng và vợt, thể dục dụng cụ và trượt băng đều nguy hiểm
4. Các môn thể thao tương tác như bóng đá, bóng rổ cũng có thể gây ra sự cố, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ khi trọng tâm cân bằng trên cơ thể người mẹ thay đổi và có khả năng dễ té ngã
5. Tránh tập thể dục khi trời quá nóng, quá ẩm hoặc trong phòng tắm hơi.