Tháng thứ 3 thai kỳ (9-12 tuần) có lẽ là một thời gian khó khăn với mẹ bầu vì ốm nghén, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.Tuy nhiên, mẹ bầu không nên căng thẳng và bé cũng cần được bổ sung thực phẩm dưỡng chất
Chế độ ăn uống trong tháng thứ 3 của thai kỳ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe của thai nhi.
Có lẽ bạn đang băn khoăn loại thực phẩm nào nên ăn và nên tránh trong tháng thứ 3 để có một em bé khỏe mạnh?
Vào tháng thứ 3, cơn ốm nghén có thể lên đỉnh điểm vào tuần thứ 9 và giảm dần vào cuối tuần thứ 12. Vitamin B6 giúp chống buồn nôn và nôn. Các loại thực phẩm chứa vitamin B6 như: thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, trái cây họ cam quýt, các loại đậu,....
Folate hay axit folic rất quan trọng cho sự phát triển của não và tủy sống của bé. Bạn có thể bổ sung folate bằng các thực phẩm giàu folate tự nhiên trong chế độ ăn uống như: bông cải xanh, măng tây, đậu Hà Lan, đậu lăng, rau bina, cải xoăn,..
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: đậu nành, quả óc chó, cá hồi, cá thu,...
Trái cây tươi là một nguồn dinh dưỡng tốt hơn so với nước ép và trái cây đóng hộp. Trái cây nên có mặt trong chế độ ăn uống của bạn thời gian này như: cam, ổi, chuối, dâu tây, táo.
Protein là khối xây dựng của DNA, mô và cơ bắp. Nó đóng một vai trò cần thiết cho sự phát triển thích hợp cua thai nhi. Thực phẩm giàu protein như: các loại hạt, đậu, thịt gà, ...
Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống miễn dịch, phát triển răng và xương, phân chia tế bào khỏe mạnh ở trẻ. Ví dụ thực phẩm chứa vitamin D như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, ...
Là một khoáng chất thiết yếu cho hệ thống miễn dịch phát triển và hệ thần kinh khỏe mạnh. Thực phẩm giàu kẽm như: rau bina, thịt bò, nấm, bí ngô,...
Đây là những thực phẩm nên tránh trong tháng mang thai thứ 3:
Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao gây suy giảm chức năng não của thai nhi.
Trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể chứa listeris cũng gây ngộ độc nghiêm trọng.
Caffein có trong cà phê, trà và đồ uống có ga có thể gây tăng nhịp tin ở thai nhi. Vì vậy, nên hạn chế hoặc tránh caffein.
Thực phẩm đóng hộp chứa một lượng lớn chất bảo quản có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Nó có chứa một hóa chất là BPA có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai.
Tháng thứ 3 thai kỳ có thể gặp nhiều khó khăn do những triệu chứng mang thai. Cân nhắc thật kĩ những thực phẩm cần thiết và nên tránh. Đồng thời, thực hiện theo các mẹo ăn kiêng để cung cấp dinh dưỡng cần thiết và khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của em bé.