Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ?

Bình luận

Nhiều người cho rằng khi mang thai mẹ bầu nên ăn gấp đôi thực phẩm để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả 2 người. Đây là quan niệm hoàn toàn sai.

  Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ?

Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ?

Nhưng có nhiều trường hợp như mẹ bầu tăng cân nhiều trong khi con lại bị suy dinh dưỡng.

Vậy mẹ bầu nên ăn gì để ăn vào con không vào mẹ? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

Những mẹo để ăn vào con thay vì mẹ

Chia nhỏ bữa ăn: chia nhỏ bữa ăn của bạn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa ăn chính mỗi ngày. Như vậy sẽ giúp mẹ bầu không cảm thấy đói và tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường hay bị ốm nghén thì nên chia thành nhiều bữa ăn.

Các loại thực phẩm mẹ bầu nên chọn cho bữa ăn phụ như: hoa quả, ngũ cốc, các loại rau củ, sinh tố, nước ép,...

Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ? 1

Chia khẩu phần ăn: mỗi bữa mẹ bầu nên đảm bảo khẩu phần ăn có 25% protein, 25% tinh bột và 50% rau, củ, quả.

Bữa ăn sáng: là vô cùng quan trọng: Bữa ăn sáng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé cho ngày mới. Mẹ bầu có thể chọn: ngũ cốc, sữa, trứng, thịt bò, thịt gà, cá, đậu nành,... cho bữa sáng đủ chất dinh dưỡng.

Hạn chế tối đa đồ ngọt như: bánh kẹo, nước ngọt,... Chú trọng ăn những thực phẩm có lợi.

Uống đủ nước mỗi ngày: bổ sung nước giúp mẹ bầu tránh tình trạng bị mất nước, giảm triệu chứng ốm nghén và hạn chế táo bón thai kỳ.

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các dưỡng chất phong phú cho thai nhi.

Những chất mẹ bầu nên bổ sung như: axit folic, sắt, canxi, protein, axit béo omega-3, vitamin A, vitamin D,..

Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ? 2

Trong giai đoạn đầu mang thai, thai nhi sẽ hình thành và phát triển hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng khác. Mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm như: cá, các loại đậu, rau,...

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, các mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt, như đồ hải sản. Ăn uống như bình thường không ăn nhiều tinh bột, không ăn đồ ngọt và ăn nhiều rau quả, trái cây.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi phát triển về da và thịt. Đây là giai đoạn mẹ bầu ăn nhiều tinh bột và uống sữa nhiều để tăng cân nhanh.

Ngoài ra, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân hay biến dạng mặt.

Cụ thể một số thực phẩm mẹ bầu nên ăn

Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ? 3
  • Thịt: Muốn đủ sắt và con tăng cân đều thì mẹ bầu nên ăn thịt bò. Ngoài ra, ăn thêm thịt lợn, thịt gà.
  • Cá: mỗi tuần 2-3 bữa. Có thể ăn các loại cá: cá chép, trôi, rô phi, cá hồi,… Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (hay còn gọi là DHA), một axit béo rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.
  • Rau: Trong thực đơn thai kỳ không thể nào thiếu rau xanh. Mẹ nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Nhưng không vì thế mà ta bỏ qua những loại rau củ quả màu đỏ, vàng, tím. Ăn chúng đa dạng luân phiên trong tuần.
  • Hoa quả: Ăn nhiều hoa quả chứa chất xơ và vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ bị táo bón, trĩ và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Trứng: Trứng gà ta rất bổ cho bà bầu nhưng các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều. (1 tuần 3-4 quả là đủ).

Việc ăn quá nhiều vừa không mang lại lợi ích cho thai nhi vừa khiến mẹ bầu có nguy cơ bị thừa cân. Điều đó có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với các nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật.

Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tăng đều, không tăng đột ngột.

Bạn đang xem bài viết Nên ăn gì trong thai kỳ để vào con mà không vào mẹ? tại chuyên mục Mang thai của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp