Dinh dưỡng có tầm quan trọng hàng đầu trong giai đoạn này vì thai nhi phát triển ống thần kinh mà sau đó phát triển thành não, tủy sống và dây thần kinh. Thai nhi cũng phát triển hệ thống tuần hoàn cơ bản và nhịp tim ở giai đoạn này. Một chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất, protein và các chất dinh dưỡng khác là bắt buộc ở giai đoạn này.
Dưới đây là những thực phẩm và dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của bạn ở tháng thứ 2 thai kì. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý những thực phẩm nên tránh và mẹo để có chế độ ăn hợp lý nhất.
Axit folic
Là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của 7 tuần đầu thai kỳ. Bổ sung axit folic hàng ngày là 5 mg khi bạn đang cố gắng mang thai và trong ba tháng đầu. Axit folic giúp bảo vệ thai nhi phát triển khỏi các khuyết tật ống thần kinh.
Axit folic có nhiều trong những thực phẩm như: Rau lá xanh, trứng, trái cây, trái cây khô (hạnh nhân, quả óc chó), đậu và đậu lăng đều là những chất bổ sung tự nhiên phong phú cho bà bầu.
Sắt
Một chất dinh dưỡng thiết yếu khác trong chế độ ăn uống của bạn khi mang thai tuần thứ 5 là sắt. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung sắt nhiều để cung cấp sức mạnh để vượt qua cơn ốm nghén và mệt mỏi trong thai kỳ. Các thực phẩm giàu chất sắt như: trái cây tươi, rau bina, cây hồ đào, củ cải đường, thịt gà, cá và trái cây khô.
Canxi
Một khoáng chất quan trọng trong tháng thứ 2, canxi 1000mg là bắt buộc đối với người mẹ. Xương của thai nhi xuất hiện ở giai đoạn này, và nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Các loại rau như: củ cải, bắp cải đều là những nguồn canxi tuyệt vời.
Protein
Protein rất cần thiết từ khi bắt đầu mang thai. Thịt gia cầm, trứng, sữa, cá và đậu lăng cung cấp nhu cầu protein cần thiết cho cơ thể.
Kẽm
Kẽm cần thiết cho chuyển hóa axit và chức năng sinh học. Thịt gà, cá, rau và đậu đều là những nguồn giàu kẽm và đảm bảo chế độ ăn uống của bạn được bổ sung thường xuyên.
Chất béo
Chất béo không phải lúc nào cũng xấu, nhưng chính loại chất béo mà bạn tiêu thụ sẽ quyết định sự khỏe mạnh của em bé. Mẹ bầu chỉ nên tập trung vào các loại chất béo không bão hòa đơn và đa, nhất là omega-3. Những loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe mẹ bầu như: phô mai, dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt, trứng,...
Chất xơ
Chất xơ là thành phần quan trọng để hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, chất xơ trong chế độ ăn rất được khuyến khích. Một chế độ ăn giàu chất xơ như: cà rốt, bắp cải, ngũ cốc, trái cây như cam, chuối,...sẽ giúp giảm bất kì nguy cơ nào trong thai kỳ.
Nên tránh ăn gì trong tháng thứ 2?
Xem xét những thực phẩm nên tránh cũng quan trọng như việc cân nhắc những thực phẩm nên ăn trong tháng thứ 2 thai kỳ.
Bởi nếu bạn không may sử dụng những thực phẩm không nên ăn nhiều thì có thể gặp rủi ro cho sức khỏe của chính mình cũng như sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu có thể tham khảo những gợi ý về những loại thực phẩm nên tránh dưới đây để có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
Phô mai mềm
Sử dụng pho mát mềm trong bữa ăn không được khuyến khích vì chúng có chứa vi khuẩn E-coli dẫn đến biến chứng khi mang thai
Trứng sống
Trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi. Lưu ý hãy luộc trứng chín hoàn toàn trước khi ăn, thậm chí trứng luộc bán chín cũng không được khuyến khích.
Thịt chế biến
Thịt chế biến được lưu trữ trên kệ lâu và có nguy cơ mang vi khuẩn có hại cho em bé và bạn. Nên tránh xa thịt chế biến trong thai kỳ để tránh suy giảm sức khỏe.
Rượu
Rượu hoàn toàn không được phép vì nó có thể dẫn đến một số biến chứng cho sức khỏe của bạn và quan trọng nhất là sự phát triển của em bé. Tránh xa rượu trong suốt thai kỳ của bạn.
Sữa chưa tiệt trùng
Sữa chưa tiệt trùng có chứa vi sinh vật và mầm bệnh có hại cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của em bé.
Sử dụng trái cây, rau củ và thực phẩm nấu chín hoàn toàn. Bổ sung protein để phát triển cơ bắp và cung cấp năng lượng cho bạn và em bé.
Mẹo ăn kiêng trong tháng thứ 2 thai kỳ
- Buổi sáng: Cố gắng ăn một bữa sáng cân bằng, hợp lí bao gồm: rau, trái cây, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa,...
- Buổi chiều: Salad sẽ giúp bạn cảm thấy tươi mới và tràn đầy năng lượng.
- Buổi tối: Nếu bạn vẫn còn ốm nghén, hãy ăn một bữa tối thật nhẹ nhàng. Bữa tối đơn giản có thể bao gồm rau luộc và salad.
Hãy nhớ rằng, mức tăng dinh dưỡng của bạn phụ thuộc vào thực phẩm bạn chọn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ hạn chế ăn những thực phẩm có đường, thực phẩm chiên, thực phẩm béo, thực phẩm chứa nhiều calo vì chúng không cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.