Tòa án tối cao Ấn Độ đã chính thức đưa ra phán quyết hợp pháp hóa quan hệ đồng tính. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong hơn 150 năm đấu tranh quyền của hơn 40 triệu người đồng tính Ấn Độ
Đồng tính luyến ái được coi là một đề tài cấm kỵ trong xã hội và chính phủ Ấn Độ. Theo bộ luật 153 tuổi từ thời thuộc địa của Ấn Độ, điều 377 trong Bộ Luật hình sự Ấn Độ khẳng định quan hệ đồng giới là điều “trái với tự nhiên” và phải chịu hình thức phạt tù 10 năm.
Số phận những người đồng tính ở quốc gia Châu Á này luôn bị phán xét, kì thị và khắc chế dã man bởi điều 377 khiến họ trở thành tội đồ của xã hội Ấn Độ. Để có được kết quả lịch sử của ngày 6/9 là cả quá trình đấu tranh bởi máu và nước mắt của hơn 40 triệu người đồng tính trong suốt hơn 150 năm.
Cùng Gia Đình Mới nhìn lại chặng đường đấu tranh hơn 1 thế kỷ của người đồng tính tại Ấn Độ.
Năm 1994, Tòa án tối cao Deli tiếp nhận một đơn thỉnh cầu được trình lên bởi 1 tổ chức có tên là ABVA về việc cung cấp BCS cho các tù nhân của New Deli.
Theo khảo sát của Chương trình kiểm soát ADIS của cơ quan quản lý New Dehi cho biết hơn 2/3 số tù nhân ở trại giam Tihar thừa nhận có quan hệ đồng tính. Bản kiến nghị này được cho đã thách thức đạo luật 377 của Tòa án tối cao khét tiếng quy định cấm các hành vi đồng tính luyến ái.
ABVA - tổ chức phi chính phủ, kiến nghị tại Tòa án cấp cao Delhi tìm cách bãi bỏ mục 377, sau khi nam tù nhân Tihar bị từ chối bao cao su.
Năm, 2001 Tổ chức phi chính phủ Naz (hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS và sức khỏe tình dục) cũng đã trình lên Tòa án Delhi nhằm bãi bỏ điều luật điều luật 337 của Bộ luật hình sự. Naz cho rằng phải loại trừ điều luật vô lý này vì đó hành vi quan hệ tình dục riêng tư của công dân.
Năm 2004, sau khi Tòa án Delhi đã bác bỏ các đơn kiện, đề nghị những nhà hoạt động vì quyền LGBT tiếp tục gửi đơn đến Tòa án Tối cao. Sau những trì hoãn và ý kiến trái triều từ các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động nhân quyền, Toà án giảm dần các tranh cãi về việc quan hệ đồng tính là vô đạo đức và kêu gọi các bằng chứng khoa học.
Năm 2005, Tổ chức kiểm soát Aids ( NACO) đã đệ trình một bản thông báo nói rằng việc thi hành 377 là một trở ngại cho các nỗ lực phòng HIV của tổ chức này.
Năm 2006, Một liên minh tổ chức phi chính phủ làm việc trên nhiều lĩnh vực như giới tính , quyền trẻ em mang tên Voices Agianst đã hỗ trợ người đồng tính khởi kiện. Tổ chức này cho rằng đạo luật 377 vi phạm quyền cơ bản của người LGBT, quyền con người.
Ngày 2/7/2009, tòa án New Delhi, Ấn Độ, đã bãi bỏ các quy định xem quan hệ đồng tính luyến ái là phạm tội ở nước này với lập luận điều đó vi phạm những quyền cơ bản của con người đã được ghi trong hiến pháp.
Từ năm 2009 đến năm 2012: Các tổ chức tôn giáo và cá nhân thách thức phán quyết về ngăn chặn đồng tính của Tòa án Tối cao. Các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động nhân quyền tích cực hỗ trợ cộng đồng người đồng tính đòi lại quyền lợi và sự công nhận trước luật pháp Ấn Độ
Năm 2013, Tòa án tối cao bãi bỏ phán quyết của Tòa án New Dehi, tái tiếp tục thực thi đạo luật 377 và quy định quan hệ đồng tính vi phạm pháp luật. Cùng với đó, Quỹ Naz (Tổ chức từ thiện HIV và quyền những người song tính, đồng tính và chuyển giới) đã nộp đơn kháng cáo phán quyết của tòa án về việc trừng trị hình sự hành vi quan hệ tình dục đồng tính vào tháng 12/2013.
Trong năm 2017,Tòa án tối cao trong một phán quyết mang tính bước ngoặt vào tháng 8, giữ Quyền riêng tư là quyền cơ bản. Trong các báo cáo khi quan sát rằng 'khuynh hướng tình dục là một thuộc tính thiết yếu của sự riêng tư để ý rằng' quyền riêng tư và bảo vệ khuynh hướng tình dục nằm ở cốt lõi của nền tảng các quyền được bảo đảm theo Điều 14, 15 và 21 của Hiến pháp '.
06/09/2018, Tòa án tối cao Ấn Độ ra tuyên bố hợp pháp hóa đồng tính, có nghĩa xóa bỏ đạo luật cổ xưa 377, bãi bỏ quy định quan hệ đồng tính là vi phạm pháp luật. Đồng nghĩa việc người đồng tính không bị quy vào tội danh vi phạm pháp luật. Mở ra một xã hội cởi mở hơn với cộng đồng người đồng tính tại quốc gia này.
Hơn 150 năm đấu tranh chống lại đạo luật 377 "ác nghiệt", giờ đây những người đồng tính tại Ấn Độ có thể bước ra ánh sáng để sống cuộc sống của chính mình. Động thái này của Ấn Độ sẽ tạo thêm động lực cho các quốc gia khác thay đổi để đem lại quyền con người, quyền tự nhiên của những người đồng tính tỏng xã hội.
Kết thúc cả chặng đường dài hơn 1 thế kỷ, không còn máu và nước mắt, mà là nụ cười và tình yêu.