Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thái Lan có thực sự là thiên đường cho người LGBTIQ tại Châu Á?

Thái Lan, vùng đất được biết đến với những bữa tiệc của cộng đồng người đồng tính, những cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới. Người ta xem Thái Lan là một vùng đất chào đón tất cả mọi người.

Nhưng với những người thuộc cộng đồng LGBTIQ (đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính và các nhóm đa dạng tính dục khác) của đất nước này, sự thật không như vậy.

  Những người thuộc cộng đồng LGBTIQ tại Bangkok. Ảnh: AFP

Những người thuộc cộng đồng LGBTIQ tại Bangkok. Ảnh: AFP

Thái Lan được xem như là một trong những đất nước tiến bộ nhất trong khu vực châu Á về quyền LGBTIQ, đồng thời thủ đô Bangkok cũng thường xuyên được đánh giá cao trong danh sách những điểm du lịch thân thiện với cộng đồng.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động trong nước cho biết rằng tại đây, cộng đồng không chỉ phải chịu những khó khăn từ việc không được công nhận, mà còn từ sự phân biệt đối xử thường xuyên đến từ luật pháp và xã hội nói chung.

"Ở nước ngoài, bạn có thể nghĩ rằng Thái Lan là một nơi rất cởi mở để người LGBTIQ có thể thể hiện bản dạng giới của mình.

Nhưng thật ra, điều này thật sự vô cùng khó khăn, vì chúng tôi không có sự ủng hộ, bảo vệ từ luật pháp." theo lời Kath Khangpiboon, một nhà hoạt động chuyển giới.

  Kath Khangpiboon, nhà hoạt động chuyển giới người Thái. Ảnh: Handout

Kath Khangpiboon, nhà hoạt động chuyển giới người Thái. Ảnh: Handout

Chính bản thân Kath đã phải chịu sự phân biệt đối xử này. Năm 2015, cô mất đi công việc giảng dạy của mình tại Đại học Thammasat, sau khi hội đồng trường bắt đầu nói về những vấn đề liên quan đến bản dạng giới của cô.

Cô được thông báo rằng mình "không còn phù hợp" để giảng dạy tại trường - trường đại học lâu đời thứ hai của Thái - vì những hành vi không phù hợp trên mạng xã hội.

"Thammasat chưa từng nói rằng trường hợp của tôi là phân biệt đối xử. Họ nói vấn đề là ở hành vi trên mạng xã hội của tôi," Kath nhớ lại. "Nhưng tôi biết nó có liên quan đến bản dạng giới của tôi, đến những hành động tự nhiên của tôi. Đó là một hành động đầy định kiến."

Theo Kath, trường đại học này chưa bao giờ tỏ ra lo ngại về bất kỳ hoạt động trên mạng xã hội nào của giảng viên của họ.

Luật pháp Thái Lan hầu như không có bất cứ sự bảo vệ nào dành cho cộng đồng LGBTIQ về vấn đề phân biệt đối xử. Hôn nhân cùng giới vẫn chưa được thừa nhận, và người chuyển giới cũng không thể thay đổi thông tin về giới của họ trên các loại giấy tờ tùy thân.

Trong khi đó, với những định kiến từ xã hội, những người thuộc cộng đồng LGBTIQ sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn để có thể được công nhận là một người luật sư, bác sĩ hay công chức, thay vì bị đóng khung trong giới hạn của những ngành nghề giải trí, theo lời Kath.

"Nhiều công ty, tổ chức không chấp nhận những người chuyển giới... vì những định kiến của họ, và vì họ không chịu nhìn nhận những khả năng, năng lực của người chuyển giới," cô cho biết.

Thái Lan có thực sự là thiên đường cho người LGBTIQ tại Châu Á? 2

Một báo cáo vào tháng 3 của Ngân hàng Thế giới cho thấy: "Sự phân biệt đối xử tại Thái Lan thường gặp nhất là khi người LGBTIQ đi tìm việc, tiếp cận đến những dịch vụ giáo dục và y tế, mua hay thuê tài sản, hay khi đến sự bảo hộ pháp lý."

Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy nhiều người đồng tính nam và nữ phải che giấu xu hướng tính dục của mình tại nơi làm việc, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự nghiệp.

"Dù một số người đồng tính nam và nữ có công khai xu hướng tính dục tại nơi làm việc, thì việc này vẫn còn tùy thuộc vào văn hóa tại nơi làm việc và ngành nghề của họ. Vì việc là một người đồng tính hay song tính vẫn bị xem là làm ảnh hưởng đến uy tín trong công những công việc về lãnh đạo và các vị trí cao," nghiên cứu kết luận.

Kath cho biết: "Vấn đề của nền văn hóa Thái Lan đó là Thái Lan không phải là một đất nước đa văn hóa. Chúng tôi không có những người thuộc những dân tộc khác. Đây là lý do vì sao mọi người không có đủ sự hiểu biết về sự đa dạng."

Các gia đình thường không chấp nhận những lựa chọn về cách sống của con họ, Kath cho hay, trong khi những học sinh LGBTIQ thường phải đối mặt với những vấn đề tại trường học, nơi mà giáo viên không được hướng dẫn cách để bảo vệ các em trước những phân biệt đối xử.

Khi Nada Chaiyajit hoàn thành khóa học của mình tại Đại học Phayao, miền Bắc Thái Lan, hồ cơ đại học của cô bị từ chối vì đã nộp hình của mình trong trang phục nữ, trong khi giấy tờ tùy thân của cô là nam.

  Nada Chaiyajit, nhà hoạt động chuyển giới Thái Lan

Nada Chaiyajit, nhà hoạt động chuyển giới Thái Lan

"Không có bất kỳ sự bảo hộ pháp lý nào về sự công nhận cả," Nada cho biết. "Dù cho bạn đã trải qua phẫu thuật định giới, danh tính và các giấy tờ của bạn vẫn giữ nguyên như khi bạn sinh ra... và nó tạo nên những rào cản to lớn cho chất lượng cuộc sống của chúng tôi."

Các sinh viên là người chuyển giới từ lâu đã đấu tranh cho quyền bình đẳng trong các trường đại học Thái Lan.

Năm 2012, trường Đại học Thammasat lần đầu tiên cho phép một sinh viên chuyển giới ăn mặc như một người phụ nữ trong buổi lễ tốt nghiệp.

Những năm gần đây, một số trường đại học khác cũng đã cho phép sinh viên thể hiện bản dạng giới của mình trong các loại hồ sơ, giấy tờ. Tuy nhiên, những trường học ấy lại yêu cầu sinh viên phải nhận sự hỗ trợ tâm lý và có được giấy chứng nhận nói rằng bản thân họ có rối loạn về bản dạng (identity disorder).

Nada từ chối việc phải tuân theo những quy định này, thay vì tìm lấy thứ giấy chứng nhận ấy, cô đệ đơn khiếu nại trường học học với Ủy ban Xem xét Phân biệt đối xử không công bằng về giới, nêu rằng quyền tự do thể hiện của cô đã bị xâm phạm.

Trường hợp của Nada đã thật sự đem đến một chút hy vọng về sự thay đổi về thái độ, dù rất chậm, ít nhất là trong môi trường giáo dục. Cả Nada và Kath đều đã thắng kiện, tạo nên những tiền đề vô cùng quan trọng.

Đại học Thammasat đã buộc phải công nhận Kath và để cô quay lại giảng dạy từ tháng 6; trong khi đó, Nada đã được tốt nghiệp vào tháng 2/2017 mà không phải thay đổi ngoại hình của mình, hay buộc phải nói rằng mình có rối loạn tâm trí.

Ở những khu vực khác cũng có những tiến triển đáng mừng. Một cuộc khảo sát năm 2015 đã cho thấy gần 89% người Thái sẽ công nhận những người đồng nghiệp thuộc cồng đồng; 80% không bận tâm nếu như người thân của mình là người LGBTIQ; và 60% có mong muốn, ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Cũng trong năm 2015, Thái Lan đã thông qua Đạo luật bình đẳng giới, một bước tiến lớn cho đất nước này chống lại những sự phân biệt đối xử dựa trên giới.

Chính đạo luật này đã dẫn đến sự hình thành của một ủy ban dựa trên trường hợp tranh chấp của Nada với trường đại học của cô. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện của luật vẫn đang diễn ra rất chậm, Kath cho biết.

  Năm 2015, Thái Lan đã thông qua Đạo luật bình đẳng giới

Năm 2015, Thái Lan đã thông qua Đạo luật bình đẳng giới

Trong khi đó, chính phủ đang thảo luận một luật về kết hợp dân sự đồng giới, dự kiến sẽ được thông qua trước cuối năm nay.

Vẫn chưa có thông tin cụ thể liệu luật này có bao gồm những quyền cơ bản như kế thừa hay nhận con nuôi hay không; dù vậy, một số nhà hoạt động vẫn bàn luận về nó, cho rằng luật này vẫn chưa thể cung cấp đủ những quyền lợi đáng lẽ phải có như đối với những cuộc hôn nhân khác giới.

"Thái Lan cần thêm thời gian để phát triển, việc hợp pháp hóa kết hợp dân sự đồng giới là một bước khởi đầu tích cực,", theo Nada, người đã tham gia vào quá trình dự thảo luật.

Mặc dù bước tiến này đã có thể được xem là một bước ngoặt cho cộng đồng LGBTIQ, cô biết rằng chúng ta vẫn cần đạt được nhiều hơn thế.

"Chúng tôi đã không còn phải tạo lập những bước đi đầu tiên nữa. Chúng tôi đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nó không có nghĩa là quyền lợi của chúng tôi đã được đảm bảo", cô nói.

"Nó vẫn chưa đủ."

Theo SCMP

Lạc An

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính