Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất

Ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là 'Tết ông Công ông Táo' vì thế mà lễ vật, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo luôn được gia chủ coi trọng. Vậy cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất bao gồm những gì?

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người, nhà nhà lại chuẩn bị chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời. Đây là thời điểm các Táo lên báo cáo công việc thành, bại trong suốt một năm qua và bày tỏ nguyện vọng, mong ước của gia chủ với Ngọc Hoàng. Chính vì ý nghĩa cao cả ấy mà đến ngày này, gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa một mâm lễ vật đủ đầy để tiễn ông Công, ông Táo.

Bộ mũ ông Công ba cỗ, cá chép là những lễ vật không thể thiếu trong cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất

Theo quan niệm của người Việt, từ xa xưa ba vị Táo quân được xem là vị thần có yếu tố quyết định tới phước đức cho cả gia đình, nhìn chung phước đức này chính là ở việc có làm đúng đạo lí của gia chủ và người nhà hay không mà thôi. Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình sẽ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời, đây là lúc các Táo báo cáo công việc lớn nhỏ trong nhà với Ngọc Hoàng cũng như bày tỏ mong muốn, ước nguyện của gia chủ với bậc thần linh.

Vì là vị thần ngụ ở bếp người “tỏ tường” mọi hoạt động trong nhà vì thế Táo quân là thần phù trợ và mang đến nhiều may mắn trong năm mới cho gia đình, bởi thế nên mọi người dù bận rộn hay rảnh rỗi, dù nghèo khó hay giàu sang cũng phải cố sắm chút lễ mọn, lòng thành để  tiễn Táo quân về trời.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất bắt buộc phải có:

  • Mũ ông Công ba cỗ: Bộ này bao gồm hai mũ đàn ông có cánh và một mũ đàn bà không cánh. Một số vùng người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công loại có hai cánh chuồn và kèm áo, hia bằng giấy.
  • Một số nhà có trẻ nhỏ thường chuẩn bị thêm một con gà luộc (loại gà cồ mới tập gáy) với ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng để đứa trẻ sau này lớn lên có nghị lực cũng như sinh khí hiên ngang.
  • Ở miền Bắc, trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, người ta cũng thêm 3 con cá chép còn sống thả vào trong chậu nước với ngụ ý cá chép hóa rồng đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng gia chủ đem thả cả ra vùng ao, hồ, sông, suối.
  • Người miền Trung, trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, người ta bày thêm một con ngựa bằng giấy có đầy đủ yên, cương. Hay trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, người miền Nam sẽ giản đơn hơn chỉ cúng áo, mũ, hia bằng giấy.
Mâm cỗ mặn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất

Nhìn chung, đây là một số lưu ý chuẩn bị mâm cỗ theo truyền thống từ xa xưa. Hiện nay, tùy từng gia đình hay văn hóa, phong tục vùng miền mà người ta chuẩn bị các lễ vật khác nhau tuy nhiên vẫn đảm bảo có đủ món luộc, rán, chay như: Đĩa gạo, muối, thịt vai luộc, canh mọc, món xào, giò, cá rán, xôi gấc, chè kho, hoa quả, trà sen, rượu, bưởi, trầu – cau, hoa đào, hoa cúc, giấy tiền, vàng mã...

Chú ý, cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất chính là sắm đồ lễ và sắp lễ theo ngũ hành đặc biệt là mũ ông Công, ông Táo. Nếu năm đó là hành kim thì nên chọn màu vàng, hành mộc thì chọn màu trắng, hành thủy thì chọn màu xanh, hành hỏa thì màu đỏ và hành thổ là màu đen.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan