Nhiệt miệng là bệnh lí thường gặp trong cả cộng đồng, bệnh dễ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhất là vào mùa hè. Vậy có loại thuốc nhiệt miệng nào vừa an toàn lại nhanh khỏi không? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.
Như chúng ta đã biết, nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bệnh thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhất là vào thời điểm nắng nóng, oi bức. Bệnh nhiệt miệng thường tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.
Theo các chuyên gia, nhiệt miệng không gây nguy hại đến sức khỏe con người nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt của người bệnh.
Nếu không được điều trị tận gốc, các nốt nhiệt có thể lan rộng và gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng là do nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là xuất phát từ các loại vi rút, vi khuẩn, các loại vi nấm xâm nhập và gây hại cho con người.
Khi vi khuẩn xâm nhập chúng chưa tấn công ngay mà sinh sôi chờ tới khi sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ tấn công gây lở loét miệng nhất là với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, người bị nhiệt miệng cũng là do chế độ ăn uống thiếu hụt lượng axit folic, vitamin C cùng các chất xơ có trong rau quả.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng, người thường xuyên mắc các chứng nhiệt miệng cũng còn do ăn quá nhiều thực phẩm, đồ cay nóng hoặc ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
Một số trường hợp mắc nhiệt miệng, lở miệng (loét miệng) là do quá trình đánh răng, ăn uống vô tình làm tổn thương lợi, nướu khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công.
Bên cạnh đó, người bị stress, áp lực công việc hoặc rối loạn nội tiết cũng rất dễ bị nhiệt miệng tấn công.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng chính là khi thấy trong khoang miệng xuất hiện vết loét, nốt trắng. Chúng có thể xuất hiện ở nướu, lưỡi, niêm mạc miệng, sàn miệng nhất là khi ăn, uống. Với trẻ nhỏ bị nhiệt miệng có thể chảy nhiều nước dãi.
Nhiệt miệng là bệnh lí phổ biến gây đau đớn nhưng không nguy hiểm. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày rồi tự lãnh. Tuy nhiên, với một số trường hợp bị biến chứng nhiễm trùng thì có thể gây ra hiện tượng sốt.
Trước hết, để biết mình nên sử dụng loại thuốc nhiệt miệng nào, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây nên nhiệt miệng.
Ngày nay, có nhiều cách để chữa nhiệt miệng như chữa nhiệt miệng bằng dân gian và thuốc tây. Tùy theo tình trạng bệnh mà áp dụng các cách điều trị cũng như thuốc nhiệt miệng cho phù hợp.
Thông thường, khi bị nhiệt miệng, người ta thường sử dụng mật ong nguyên chất rồi chấm vào nốt nhiệt kết hợp ngậm mật ong 2 - 3 lần mỗi ngày để ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể dùng nước muối loãng để súc miệng. Nước muối sẽ giúp sát trùng vết thương và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
Với các trường hợp bị nhiệt do vi khuẩn, vi nấm các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh: Biseptol (cotrimoxazo). Loại kháng sinh này sẽ được hòa với nước cất rồi sử dụng tăm bông chấm vào dung dịch và bôi lên nốt loét. Áp dụng phương pháp chữa nhiệt miệng này khoảng 3 - 4 lẫn mỗi ngày.
Với những trường hợp bị loét miệng, nhiệt miệng với những nốt quá lớn và dai dẳng thì hoàn toàn có thể sử dụng kháng sinh đặc hiệu cho răng miệng là: spiramycin và metronidazol hay kháng sinh diệt vi khuẩn khác (amoxycilin…). Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng tuyệt đối không dùng metronidazol bởi nó có thể gây quái thai.
Bên cạnh các loại thuốc trên, người bị nhiệt miệng khi có dấu hiệu nhiễm trùng, biểu hiện sốt, ngoài việc dùng kháng sinh cần thêm thuốc giảm đau, hạ nhiệt (paracetamol) và rất cần bổ sung vitaminC, vitamin PP, vitamin B2 theo chỉ định của bác sĩ.