Bị sởi có nguy hiểm không? Bị sởi bao lâu thì khỏi là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong bài viết hôm nay, Gia đình mới sẽ chia sẻ cùng bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này nhé.
Như chúng ta đã biết, sởi là căn bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày. Bệnh sởi nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng. Vậy thực chất sởi là bệnh gì?
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Người chưa bị sởi lần nào hay chưa được tiêm phòng vắc xin phòng sởi thường dễ bị loại virus sởi tấn công.
Theo các chuyên gia, sởi do virus gây ra. Loại virus này có hình cầu đường kính khoảng từ 12 0 – 250nm và có chứa các sợi ARN sợi đơn. Virus sởi là loại virus đồng nhất và không có sự biến dị của các cấu trúc virus vì thế mà sau khi nhiễm sởi sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus này trong suốt những khoảng thời gian dài về sau.
Virus sởi thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thông qua các đường mũi, họng và cả đường mắt. Loại virus này sẽ được nhân lên ở hệ bạch huyết nơi xâm nhập và tại tế bào đường hô hấp trên sau đó đi qua máu và phát bệnh.
Để biết được bị bệnh sởi bao lâu thì khỏi, trước hết bạn cần nắm được các thông tin cơ bản về căn bệnh này, trong đó có triệu chứng bệnh.
Thông thường, người khỏe mạnh nếu tiếp xúc với bệnh nhân mắc sởi thì nguy cơ cao nhiễm virus sởi và phát bệnh. Một số biểu hiện cơ bản của bệnh:
Khi thấy mình có một số hoặc tất cả các triệu chứng trên thì tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đến và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chữa trị bệnh kịp thời trước khi gây ra biến chứng nguy hiểm hơn.
Không chỉ là bệnh ngoài da đơn thuần, các chuyên gia nhận định sởi có 2 thể bệnh là thể thông thường và thể có biến chứng.
- Ở thể thông thường, cơ thể bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu cơ bản: Sốt, nổi hạch, phát ban ngoài da và niêm mạc. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ sốt nhẹ khoảng trên 37 độ và kèm phát ban.
Lưu ý, bệnh sởi thường có dấu hiệu phát ban, tuy nhiên không phải ai cũng có triệu chứng này. Nếu bị phát ban thì thường nổi ở trên mặt trước sau đó mới phát ra toàn thân.
Một số bệnh nhân bị phát ban dạng nốt xuất huyết thì thường có ở niêm mạc vòm miệng, niêm mạc mắt hay niêm mạc mũi.
- Ở thể biến chứng: Thường thể này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.
+ Biến chứng viêm đa khớp thường xảy ra vào ngày thứ 2 vì thế rất dễ nhầm với đợt thấp khớp dạng thấp nhưng chúng tự khỏi sau từ 15 – 30 ngày và không để lại di chứng.
+ Biến chứng tử ban: Dấu hiệu cơ bản là cơ thể xuất hiện các nốt xuất huyết ở dưới da rồi để lại các vết thâm do hạ tiểu cầu. Thường trường hợp biến chứng này không dễ gặp. Bệnh sẽ tự khỏi sau từ 2 – 4 tuần.
+ Biến chứng viêm não: Biến chứng này cũng rất hiếm gặp, bệnh sởi biến chứng viêm não thường xảy ra từ 2 – 4 ngày sau khi cơ thể nổi ban.
Theo các bác sĩ, bệnh sởi thường sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 8 – 11 ngày và khỏi bệnh chỉ sau tối thiểu 6 ngày khởi phát bệnh. Bị bệnh sởi bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào cách điều trị cũng như kiêng khem có đúng hay không của bệnh nhân.
Xem thêm cách chăm sóc trẻ để đẩy lùi bệnh sởi: