Tham khảo mẫu bài phát biểu 8/3 hay nhất cho hiệu trưởng, lãnh đạo xã, giáo viên, chủ tịch công đoàn trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các trường học, đơn vị, doanh nghiệp thường tổ chức những buổi mít tinh chào mừng kỷ niệm ngày lễ này.
Đây là dịp để các chị em cùng nhau ôn lại lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ, đồng thời cũng là dịp để phái mạnh thể hiện sự quan tâm tới 1 nửa của thế giới.
Một trong những phần không thể thiếu trong các buổi mít tinh chào mừng đó chính là bài phát biểu của đại diện cơ quan, ban ngành.
Dưới đây là mẫu bài phát biểu 8/3 hay nhất, ý nghĩa và ngắn gọn nhất cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Hãy tham khảo để có bài diễn văn hay trong ngày lễ này nhé!
Kính thưa quý vị đại biểu,
Thưa toàn thể các chị em!
Cách đây 110 năm, Đại hội phụ nữ quốc tế, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với khẩu hiệu: Ngày làm việc 8 giờ; việc làm ngang nhau; bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày Hội phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với nội dung và hình thức ngày càng phong phú.
Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc.
Lễ kỷ niệm hôm ngay cũng là dịp cho tất cả chúng ta tự hào và hãnh diện về khí phách hào hùng của Hai Bà. Hai Bà đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời, một nét son lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc; niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Trường ...... chúng ta nói riêng một phần cũng có cội nguồn truyền thống dân tộc tốt đẹp đó.
Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẽ vang, có tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển Kinh tế - xã hội.
Phụ nữ là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng, điều kiện lao động, trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai.
Vì vậy, phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu, là nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Sinh thời Bác Hồ đã từng dạy: Khi nào chưa giải phóng được cho phụ nữ thì khi đó công cuộc cách mạng giải phóng con người vẫn phải còn.
Bởi lẽ trên thế giới này phụ nữ chiếm một nửa số con người. Trường ... chúng ta đã có tên đỏ trên bản đồ giáo dục của huyện nhà và đang đứng ngang tầm với các đơn vị bạn, trong đó đã có rất nhiều công sức của phụ nữ trường ta.
Ngoài đóng góp cho sự nghiệp giáo dục xã nhà, sự nghiệp giáo dục của Ngành, chị em còn góp phần chủ yếu trong việc phát triển kinh tế gia đình, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, giữ gìn giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tổ chức cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ – hạnh phúc.
Chỉ tiếc rằng, chúng tôi - những người lãnh đạo chưa tạo được những điều kiện tốt nhất để cho các chị em phát huy cao hơn nữa sự sáng tạo của mình.
Chúng tôi có yêu cầu cao đối với các chị, âu chi đó cũng là mong muốn chị em vượt lên chính bản thân mình để sánh vai ngang bằng với đồng nghiệp, với thời đại.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn và cũng tin tưởng rằng mỗi chị em trong trường sẽ nỗ lực hơn nữa, phấn đấu là những bông hoa đẹp đầy hương sắc, tô điểm cho cuộc sống tươi vui của mọi người, mọi nhà, cho mùa xuân đất nước.
Tôi cũng mong rằng dù ở đâu hay bất cứ thời điểm nào “đấng mày râu” cũng phải tôn trọng và yêu quý chị em phụ nữ.
Nhân dịp ngày 8/3 năm nay, tôi xin gởi đến chị em phụ nữ những tình cảm thân thương, quý trọng cùng lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc chị em luôn mạnh khoẻ, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Kính chúc quý vị đại biểu sức khoẻ dồi dào. Xin trân trọng cảm ơn!
Mùng 8/3 hay còn được gọi là ngày Quốc tế Phụ nữ hay ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình quốc tế.
Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/2/2909 tại New York do Đảng xã hội Mỹ tổ chức.
Ngày 8/3/1917, tại Petrograd đã diễn ra một cuộc biểu tình. Sau đó, Liên bang Xô Viết (Liên Xô) đã tuyên bố ngày này là ngày nghỉ quốc gia kể từ năm 1917.
Năm 1977, Liên Hiệp Quốc chính thức chọn 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York.
Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.
Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Tại Việt Nam, ngày 8/3 là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi.
Đồng thời, đây cũng là dịp để tôn vinh phụ nữ - những người âm thầm hy sinh, giỏi việc nước, đảm việc nhà.