Thịt vịt có tính hàn nên nhiều người khuyên bà đẻ không nên ăn thịt vịt tránh gây hậu sản, mất sữa. Vậy, bà đẻ có nên ăn thịt vịt không?
Sau sinh, bà đẻ cần ăn uống bổ dưỡng để bù lại sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng, trong đó cần bổ sung các loại thịt. Tuy nhiên, thịt vịt có tính hàn nên nhiều người khuyên bà đẻ không nên ăn thịt vịt tránh gây hậu sản, mất sữa. Vậy, bà đẻ có nên ăn thịt vịt không?
Theo đông y, vịt đủ món rất tốt cho sản phụ thiếu sữa. Bà đẻ ăn thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể, tăng cường sức khoẻ. Do đó, sau sinh bà đẻ có thể ăn thịt vịt.
-Thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm, vì vậy bà đẻ chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn thì chưa nên ăn thịt vịt.
-Không ăn trứng vịt với thịt ba ba, quả dâu, quả mận.
-Do hệ tiêu hóa bà đẻ chưa hồi phục nên khi ăn thịt vịt, bà đẻ nên lột bỏ hết da, và tất cả phần mỡ.
Cháo vịt đậu xanh
- Nguyên liệu: Vịt 1 con, gạo thơm, đậu xanh nguyên hạt, gừng tươi, hành, rau ngò, giá đậu, cải xanh.
- Cách làm: Luộc chín thịt vịt, để nguội và chặt miếng vừa ăn. Dùng nước luộc vịt nấu gạo và đậu xanh thành cháo, khi cháo đã chín nhừ múc ra bát tô cho thêm hành ngò. Thịt vịt xếp ra đĩa và ăn cùng cháo nóng và giá đậu, cải xanh.
Thịt vịt trộn rau lang
- Nguyên liệu: Thịt vịt, rau lang non.
- Cách làm: Thịt vịt làm sạch, ướp gia vị để khoảng 10 phút cho thịt thấm. Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường. Chiên áp chảo thịt vịt cho chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng. Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.
Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh và gia vị vừa ăn. Bày ra đĩa ăn với cơm rất ngon.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.Thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và những người đang xạ trị, hóa trị điều trị ung thư.
Những người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa... thì ăn thịt vịt rất tốt.
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g thịt vịt:
Calo (kcal) 337
Lipid 28 g
Cholesterol 84 mg
Natri 59 mg
Kali 204 mg
Cacbohydrat 0 g
Chất xơ 0 g
Đường 0 g
Protein 19 g
Vitamin A 210 IU
Vitamin C 0 mg
Canxi 11 mg
Sắt 2,7 mg
Vitamin D 3 IU
Vitamin B6 0,2 mg
Vitamin B12 0,3 µg
Magie 16 mg
Xem thêm: