7 nguyên tắc đã được kiểm nghiệm để việc học tập luôn đạt điểm cao nhất

Với 7 nguyên tắc này, bạn sẽ có kỉ luật hơn, có trật tự hơn, có trách nhiệm hơn và có động lực hơn và từ đây sẽ luôn đạt điểm cao nhất.

Daniel Wong (tác giả cuốn sách 'The Happy Student: 5 Steps to Academic Fulfillment and Success') đã nhận được học bổng toàn phần ở Đại học Duke, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới.

Anh tốt nghiệp hai chuyên ngành năm 2011 tại đại học Duke với tấm bằng xuất sắc, điểm trung bình 3.98/4.0. Trong sự nghiệp học tập, anh chưa bao giờ đạt điểm thấp hơn A ở các kỳ thi chuyên.

Nguyên tắc #1: Luôn luôn có kế hoạch

1. In những tờ lịch theo tuần và ghi lại mọi sự kiện sẽ trong tuần

Bạn có thể tải mẫu lịch làm việc tại đây.

2. Lập kế hoạch ôn tập cho mỗi tuần và ghi lên lịch

3. Ghi chú các hoạt động giải trí khác lên lịch, đánh dấu những thời gian dành cho việc học

Việc lên kế hoạch chỉ mất khoảng 15 phút mỗi tuần và là cách đầu tư thời gian hợp lý để cả tuần của bạn hiệu quả hơn.

Nguyên tắc #2: Có trật tự

1. Tài liệu

 

- Sử dùng tập đựng tài liệu và mang theo khi đến trường hàng ngày

- Phân loại ngăn đựng tài liệu theo môn học hoặc dạng tài liệu

- Sắp xếp tài liệu mới theo đúng trật tự

Bạn sẽ tránh được tình trạng phải lục tung phòng học để tìm tài liệu khi cần.

2. Bài tập về nhà

- Lập danh sách bài tập và cập nhật liên tục khi có thêm bài tập mới

- Khi về nhà, xem lại danh sách và mở lịch kế hoạch của bạn ra. Phân bổ thời gian hợp lý, ưu tiên các bài tập cần hoàn thành trước

- Cuối ngày, nhìn lại lịch để xem những bài tập phải hoàn thành nhưng chưa hoàn thành được và sắp xếp lại vào lịch của ngày hôm sau

Nguyên tắc #3: Chăm sóc sức khỏe

Nhiều học sinh thường lâm vào tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ khi đi học, dẫn đến không thể tập trung và dễ bị ốm (Ảnh minh họa)

Để học giỏi, bạn cũng cần có nền tảng thể lực tốt. Hãy làm theo 3 tiêu chí sau đây để học tập hiệu quả hơn.

1. Ngủ

Ngủ 8 tiếng một ngày hoặc 9 tiếng nếu cần.

Nếu bạn đang ngủ 4, 5 hay 6 tiếng một ngày thì không thể tăng lên 8 tiếng ngay được. Bạn sẽ không quen với lượng công việc phải làm vào thời gian còn lại và luôn cảm thấy thiếu thời gian.

Vì vậy hãy tăng dần dần thời gian ngủ, tuần đầu thêm 10 phút, tuần thứ hai thêm 20 phút, tuần thứ ba thêm 30 phút,... Và bạn sẽ đạt đến thời gian giấc ngủ tiêu chuẩn.

Nhớ hẹn đồng hồ để nhắc nhở bản thân đi ngủ đúng giờ.

2. Ăn

Bạn nên ăn đúng bữa, nhiều hoa quả và rau xanh. Mỗi ngày uống từ 8 đến 10 ly nước và tránh uống các loại nước ngọt.

3. Tập luyện

Tập luyện ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 30 đến 45 phút. Việc tập luyện sẽ cải thiện trí nhớ và kỹ năng tư duy, vì vậy hãy ưu tiên cho việc tập thể dục thể thao nhé.

Nguyên tắc #4: Không học nhồi nhét, nước đến chân mới nhảy, nên ôn tập sau mỗi khoảng thời gian nhất định

Minh họa hài hước tình trạng nước đến chân mới nhảy của học sinh, sinh viên

Sau nhiều lần thử nghiệm tôi rút ra khoảng thời gian thích hợp để ôn tập như sau:

- 1 ngày sau khi học bài mới

- 3 ngày sau lần ôn tập đầu tiên

- 7 ngày sau lần ôn tập thứ hai

- 21 ngày sau lần ôn tập thứ ba

- 30 ngày sau lần ôn tập thứ tư

- 45 ngày sau lần ôn tập thứ năm

- 60 ngày sau lần ôn tập thứ sáu

Với vòng tuần hoàn này, kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu trong trí nhớ dài hạn.

Nguyên tắc #5: Làm bài tập về nhà theo nhóm

Khi làm bài tập về nhà, nên làm theo nhóm từ 3 đến 4 người, quá nhiều người sẽ gây thiếu tập trung.

Tuy nhiên khi học bài, bạn không cần học theo nhóm vì nhiều người cảm thấy học theo nhóm sẽ khó tập trung hơn học một mình.

Tùy theo mỗi cá nhân, hãy xác định xem mình phù hợp với cách học nào hơn.

Nguyên tắc #6: Tạo góc học tập lý tưởng

- Tắt máy tính, điện thoại khi không cần thiết

- Học ở nơi không có tiếng ồn

- Nghỉ ngơi sau mỗi 30 đến 45 phút học

- Tự thưởng cho bản thân sau mỗi giờ học (ăn trái cây, xem video, đi dạo,...)

Đừng làm nhiều việc cùng lúc. Có thể bạn cho rằng mình có thể vừa xem TV, vừa lướt Facebook, vừa làm bài tập.

Tuy nhiên nghiên cứu khoa học cho thấy làm nhiều việc cùng lúc không hiệu quả mà còn làm tổn thương bộ não.

Nguyên tắc #7: Làm rõ mọi thắc mắc ngay lập tức

 Nguồn: THPT FPT

Nhiều học sinh thường đợi đến khi cách kiểm tra 1 tuần mới hỏi thầy cô. Việc này gây ra hoang mang, lo lắng, kết quả là điểm thi không thể đạt tối đa.

Cách thay thế là: Đặt câu hỏi. Đặt thật nhiều câu hỏi.

Một khi bạn không hiểu khái niệm nào đó, hãy hỏi lại giáo viên.

Nếu bạn ngại giơ tay trên lớp, có thể gặp riêng thầy cô sau giờ học.

Có thể bạn bè sẽ chọc bạn là ‘con cưng của giáo viên’. Nhưng nếu muốn xuất sắc thì hãy chấp nhận và mặc kệ những lời trêu đùa.

Một điều quan trọng khác là bạn nên đi học đầy đủ, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn nếu chú ý lắng nghe những kiến thức trọng tâm được thầy co nhấn mạnh và giải thích kỹ càng.

Kết: Bạn không cần thay đổi ngay lập tức theo 7 nguyên tắc này. Chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng sẽ làm nên điều khác biệt.

Tôi đã mất hơn 10 năm để học được những nguyên tắc này, vì vậy bạn không nên vội vàng.

Và còn một điều nữa, đạt điểm A không có nghĩa gì hết. Ý nghĩa là ở quá trình để bạn đạt được những điểm A đấy.

Khi bạn áp dụng 7 nguyên tắc này, bạn sẽ có kỉ luật hơn, có trật tự hơn, có trách nhiệm hơn và có động lực hơn.

Đây là những yếu tố thiết yếu cho thành công lâu dài.

Thu Trang/giadinhmoi.vn

Tin liên quan