Làm người mẹ tốt là bạn phải đủ thông minh để hiểu bản thân cũng như hiểu con mình, và hành động sao cho phù hợp.
Dưới đây là những phẩm chất hàng đầu của một người mẹ tuyệt vời.
Muốn hiểu con mình hơn, trước tiên bạn cần phải hiểu chính mình.
Một người thực sự nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như biết cách kiểm soát chúng sẽ có thể giúp con họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của con.
Việc nuôi dạy con cái không hề dễ dàng và bạn có thể tự nghi ngờ bản thân, nghi ngờ cách dạy con của mình.
Điều này là hoàn toàn bình thường với bất kỳ phụ huynh nào, nhưng khả năng tự nhận thức có thể giúp bạn tự tin hơn và dạy con tốt hơn.
Lắng nghe tích cực (active listening) việc tập trung hoàn toàn vào người nói để hiểu được thông điệp của họ và chủ động phản hồi một cách tinh tế, hợp lý. Kỹ thuật lắng nghe tích cực thường mang tính xây dựng, không phán xét mà chỉ chú ý lắng nghe và đáp lại về những mối quan tâm, quan điểm mà người đối diện đang đề cập.
Trẻ em thích những người mẹ có thể lắng nghe chúng mà không phán xét.
Khi con bạn dần lớn lên, con sẽ chia sẻ những suy nghĩ, quan sát và trải nghiệm của mình theo một cách không có chọn lọc.
Khi đó, nếu bạn chê con kỳ quặc hoặc phớt lờ câu chuyện của con, bạn đang dần dần tách con khỏi mình.
Những gì bạn cần học được là chỉ lắng nghe con, không phán xét trải nghiệm của con hay đáp lại bằng những câu nói phủ nhận cảm xúc của con.
Là một người mẹ, bạn có thể gặp nhiều thách thức từ bên ngoài, ví dụ con bị ai đó bắt nạt, con bị ốm hay con bị điểm kém.
Đôi khi, chính con bạn cũng có thể nói những lời làm tổn thương cảm xúc của bạn khi đang tranh cãi.
Trở nên mạnh mẽ không phải là điều dễ dàng. Nhưng là một người mẹ, phẩm chất này có thể giúp bạn bảo vệ con và bản thân khỏi mọi khó khăn dù lớn hay nhỏ.
Mạnh mẽ không có nghĩa là bạn không bao giờ được rơi nước mắt hoặc không bao giờ cảm thấy sợ hãi. Điều quan trọng là bạn phải đối mặt với những thách thức bằng niềm tin vào khả năng của mình.
Phụ huynh thường có cảm giác mình có vị thế cao hơn con cái, nhưng điều này sẽ dẫn đến sai lầm.
Nếu bạn không bao giờ chịu xin lỗi, nhận sai trước mặt con, thì sớm hay muộn con bạn cũng sẽ học thói quen này từ bạn.
Nếu bạn mong đợi con mình nhận ra những sai lầm của chúng và sửa sai, bạn cũng phải làm điều đó. Con bạn không mong đợi bạn phải là người hoàn hảo, trừ khi bạn cố thể hiện mình là người như vậy.
Xin lưu ý rằng, với tư cách là cha mẹ, những cuộc tranh cãi của bạn với con bạn không nên xoay quanh việc ai thắng ai thua, và bạn sẽ không trở thành người mẹ tồi nếu bạn nhận sai - bất kể là sai lầm lớn hay nhỏ.
Một phẩm chất khác mà người mẹ tốt cần có là khả năng ủng hộ, khuyến khích con cái.
Bạn có thể thường xuyên thấy con mình đưa ra những lựa chọn, quyết định không hợp ý bạn.
Tuy nhiên, miễn là con không làm chính mình hoặc ai khác bị tổn thương, tổn hại, thì bạn nên "buông" con ra một chút và để con học hỏi từ những lựa chọn và trải nghiệm của chính mình.
Tất nhiên, là phụ huynh, bạn có nhiệm vụ hướng con đến những giá trị tốt đẹp và phẩm chất cần thiết khác. Nhưng hãy luôn nhớ rằng đừng hành động quá mức cần thiết và kiểm soát hành trình của con.
(Theo Times of India)