Khi trẻ bị chàm sữa với biểu hiện mẩn đỏ, thô ráp, sần sùi…, nhiều cha mẹ chủ quan vì nghĩ bệnh sẽ tự khỏi, hoặc tắm bằng lá cây, các loại quả là bệnh sẽ hết, để rồi trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
ThS.BS Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Chi hội Nam y Da liễu Việt Nam, Giám đốc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Đông y Nguyễn Phượng cho biết, trẻ bị chàm sữa thường có da mẫn cảm, dễ bị kích ứng với các hóa chất hoặc các dị nguyên bên ngoài khiến da khô.
Chính vì vậy mà làn da của trẻ bị chàm luôn mẩn đỏ, thô ráp, sần sùi, ngứa ngáy và bong tróc. Ở một số trẻ bị nặng hơn có thể gây bội nhiễm, gãi đến chảy máu và lan rộng ra các vùng da khác...
Đây là bệnh lí ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng có nhiều cha mẹ chủ quan chưa điều trị khi thấy dấu hiệu ban đầu và dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ.
Đặc biệt, theo bác sĩ Phượng, trẻ bị chàm sữa có thể gặp phải 5 biến chứng sau:
Chàm sữa khiến cho trẻ luôn trong tình trạng ngứa ngáy khó chịu, ăn không ăn được, ngủ không ngủ được dẫn đến việc phát triển của trẻ bị chậm lại.
Không những trẻ không phát triển được mà còn ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh khi cứ phải ngày đêm thức chăm sóc cho trẻ.
Như chúng ta đã biết, việc vận động và ăn ngon ngủ nghỉ đúng giờ là yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ, vì vậy, đây là ảnh hưởng lớn đầu tiên khi trẻ bị chàm sữa.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của chàm sữa ở trẻ là tình trạng chàm bội nhiễm. Việc ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ gãi nhiều dẫn đến việc rất dễ xâm nhập của các vi khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm nấm da hoặc nhiễm virut herpes simplex (HSV- 1) gây chàm bội nhiễm.
Chàm bội nhiễm sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, khó chữa trị hơn và kéo dài hơn, cùng với đó là hệ thống miễn dịch bị suy giảm dẫn đến tình trạng sưng đỏ, mụn nhọt, rỉ nước, lở loét,... rất mất thẩm mỹ ở những nơi nhìn thấy như mặt, má, trán...
Đặc biệt có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu khiến trẻ bị sốt cao, rất nguy hiểm.
Việc điều trị chàm ở trẻ không đúng cách, sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ sẽ gây nguy hại đến đôi mắt của trẻ. Cụ thể, đối với những trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loạn thị giác, hoặc đục thủy tinh thể.
Nhiều người vẫn nghĩ, chàm sữa chỉ là bệnh ngoài da đơn thuần, nên sẽ không gây nguy hiểm nhiều cho trẻ, có chăng chỉ là chút thẩm mỹ.
Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, việc làn da trẻ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu chính là biến chứng nguy hiểm nhất của chàm sữa ở trẻ.
Khi trẻ bị nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết (biểu hiện là sốt cao, da xanh xao, nhợt nhạt, ngủ li bì, bỏ bú, khó thở, thở khò khè) thì tỷ lệ tử vong là rất cao.
Bởi nhiễm trùng máu sẽ gây ra hiện tượng đông máu, thiếu máu, hay suy gan, suy đa tạng. Nếu trong trường hợp này, không có sự can thiệp kịp thời từ các y bác sĩ, tỉ lệ trẻ tử vong lên đến 99%.
Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở các trường hợp sử dụng thuốc chữa Corticoid. Vì loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh chàm sữa nên các bậc cha mẹ nghĩ là thuốc hiệu quả nên cứ mỗi lần con bị chàm sữa hoặc các bệnh ngoài da là đem ra sử dụng.
Việc lạm dụng thuốc chứa Corticoid sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, gây teo da, mỏng da khiến da trẻ rất dễ bị tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập.
Không chỉ gây hại đến da, khiến da yếu, dễ bị viêm nhiễm thì các loại thuốc này còn tác động đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo và sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, xương khớp hay suy giảm tuyến thượng thận.
Quan niệm về việc trẻ bị chàm sữa là điều thường thấy nên không có gì đáng lo ngại là điều hoàn toàn sai lầm. Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch rất kém, cho nên việc bị bệnh và bệnh bị biến chứng là điều rất dễ xảy ra.
Vì vậy, cha mẹ cần thực sự cảnh giác với căn bệnh chàm sữa ở trẻ để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra.