Mọi đứa trẻ đều có thể có lúc nói dối. Dù điều này có thể khiến bạn bực bội và thất vọng, nhưng quan trọng là bạn cần xem xét lý do khiến con nói dối để có biện pháp xử lý thích hợp.
Dưới đây là 3 lý do chính khiến trẻ nói dối.
1. Trẻ dùng trí tưởng tượng để kể chuyện
Con bạn có từng nói với bạn rằng con đã cưỡi một chú kỳ lân, hoặc khăng khăng có một con quái vật đã làm phòng ngủ của con lộn xộn?
Trẻ em có trí tưởng tượng tuyệt vời và đôi khi, chúng kể những tưởng tượng của mình như thể là sự thật.
Khi trẻ kể cho bạn những điều phi lý như vậy, bạn hãy hỏi "Đó là chuyện đã xảy ra hay là chuyện con ước nó đã xảy ra?"
Cách phản ứng không phán xét này sẽ khuyến khích con thừa nhận "Được rồi, chuyện đó không phải thật đâu, nhưng con ước nó xảy ra."
Đừng ngăn cản trí tưởng tượng của con. Thay vào đó hãy giúp con biết rằng con vẫn có thể kể những câu chuyện đó, miễn là con nói rõ câu chuyện đó không có thật.
Con bạn có từng cố gắng thuyết phục bạn là con không ăn vụng bánh dù khóe miệng vẫn còn dính kem?
Cũng giống như việc người lớn có thể nói dối để tránh gặp rắc rối với cấp trên, trẻ em thường nói dối để tránh những hậu quả tiêu cực.
Nếu bạn bắt gặp con mình nói dối, hãy cho trẻ một cơ hội để nói sự thật.
Hãy nói: "Bố mẹ sẽ cho con một phút để suy nghĩ về điều này, sau đó bố mẹ sẽ hỏi lại con thực sự chuyện gì đã xảy ra."
Đôi khi trẻ tự động nói dối khi sợ gặp rắc rối. Cho con một vài phút để suy nghĩ về câu trả lời của họ sẽ tạo cơ hội để trẻ thành thật.
Khi bạn hỏi lại con lần nữa, con có thể đã sẵn sàng thú nhận sự thật.
Nếu con thành thật, hãy khen con vì đã dám nói những điều đó dù có thể rất khó khăn.
Nếu con bạn có thói quen nói dối để né tránh rắc rối, hãy xem xét cách kỷ luật của bạn.
Nghiên cứu cho thấy kỷ luật hà khắc biến trẻ thành kẻ hay nói dối.
Nếu con sợ hãi phản ứng của bạn, con sẽ có khả năng nói dối nhiều hơn.
Trẻ em cũng nói dối vì chúng muốn gây ấn tượng với người khác.
Trẻ có thể nói dối bạn bè rằng mình chơi bóng giỏi nhất khu phố hay nói với cha mẹ rằng mình đạt điểm Toán cao nhất trong cả lớp, ngay cả khi điều đó không đúng.
Việc phóng đại sự thật, thậm chí nói dối hoàn toàn, thường để che giấu sự bất an.
Khi đang cố gắng để hòa nhập với bạn bè, trẻ có thể nói dối rằng mình đã trải nghiệm điều tương tự, hoặc gây ấn tượng với bạn bằng những câu chuyện không có thật.
Một đứa trẻ không biết bơi có thể nói rằng mình đã nhìn thấy một con cá mập ở đại dương hoặc một đứa trẻ không nhận được nhiều quà ngày Giáng sinh có thể bịa ra một danh sách dài những món quà đắt tiền mà chúng đã nhận.
Khi trẻ có thói quen nói dối để gây ấn tượng trước mặt người khác, trẻ có thể đang cần nâng cao lòng tự trọng.
Trong trường hợp đó, hãy nói chuyện với con về hậu quả tiềm ẩn của việc khoe khoang, nói dối và rèn luyện các kỹ năng xã hội phù hợp.
Hãy giúp con tìm cách kết nối với người khác mà không cần nói dối.
Khi dạy con, hãy khen ngợi nỗ lực của con thay vì thành quả. Hãy cho con thấy bạn trân trọng sự chăm chỉ của con hơn là thành tích.
Ví dụ, thay vì khen con ghi nhiều bàn thắng nhất trận bóng, hãy khen con vì đã thi đấu cố gắng.
Hãy củng cố cho con biết rằng con không cần phải là người giỏi nhất để được người khác chấp nhận.
(Theo Very well family)