Con lớn lên trở thành một người quảng giao, vui vẻ và có những hành động, những cách suy nghĩ tích cực hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bố mẹ giáo dục.
1. Dạy con phải biết tôn trọng sự riêng tư của người khác
Trẻ em giống như 1 trang giấy trắng, ngây thơ và hồn nhiên. Vậy nên những hành động, lời nói của bố mẹ sẽ ảnh hưởng lên chúng rất lớn.
Theo nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát khi còn nhỏ nếu cha mẹ cứ để con nhỏ muốn làm gì thì làm, không dạy con phải tôn trọng sự riêng tư của người khác thì về sau con bạn sẽ sinh ra nhất nhiều tính xấu như trộm vặt, luôn cho mình cái quyền được làm phiền người khác
Cha mẹ hãy nghiêm khắc và đặt ra một số nguyên tắc về sự riêng tư ngay trong chính gia đình ví dụ như: không được nghe, dùng điện thoại của bố mẹ anh chị khi chưa có sự cho phép, không được đụng vào đồ riêng của người khác khi chưa có sự cho phép,...
2. Dạy con phải biết chia sẻ với mọi người
Nhiều cha mẹ khi thấy đứa trẻ khác đòi đồ chơi của con mình liền tỏ ý khó chịu, bảo con mình là đừng cho bạn chơi cùng,... hay đi ăn cỗ thì thường nói với con gắp hết miếng ngon mà ăn,...
Rồi đi ngoài đường nếu gặp ăn xin thì không được giúp đỡ vì đó là giả vờ,... Vô hình chung bạn đang biến con mình thành 1 người ích kỷ và vụ lợi.
Ngay từ khi trẻ còn bé hãy dạy con biết cách chia sẻ với người khác. Không chỉ là chia sẻ về mặt vật chất mà còn là về mặt tinh thần. Hãy chia sẻ giúp đỡ về mặt vật chất cho những người nghèo khổ, chia sẻ tâm sự về mặt tinh thần với bạn bè, người thân.
Hãy để con thấu hiểu sâu sắc, biết cho đi và biết nhường nhịn, sẽ khiến con trở nên cao đẹp đến mức nào. Cha mẹ nên nhớ, một đứa trẻ biết chia sẻ, sẽ được mọi người yêu quý. Cho đi và đồng cảm sẽ củng cố lòng tin vững chắc về trẻ trong trái tim họ.
3. Dạy con biết lắng nghe
Cha mẹ hãy nhớ rằng lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Trước hết biết lắng nghe, trẻ sẽ tiếp thu được tối đa các kiến thức ở trường lớp.
Sau đó chính là sự lắng nghe các bài học trong cuộc sống, từ đó trẻ sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Không chỉ vậy trong giao tiếp, biết lắng nghe bằng cả trái tim, trẻ có thể kết nối cảm xúc với đối phương, kết giao được với nhiều bằng hữu, tri kỷ có lợi trên con đường sự nghiệp sau này.
Cha mẹ có thể rèn luyện cách lắng nghe cho trẻ bằng cách kể chuyện cho trẻ nghe, hỏi trẻ những chi tiết thú vị trong câu chuyện, và bổ sung lại những điểm còn thiếu. Cha mẹ cũng hãy lắng nghe con trẻ, lắng nghe câu chuyện con kể mỗi ngày, lắng nghe tâm sự của con.