1. Ở trong bóng tối quá lâu
Thời gian dài ít tiếp xúc với ánh sáng có thể gây rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng tâm trạng, nhận thức và chức năng não bộ nói chung.
Việc tiếp xúc đủ với ánh sáng tự nhiên là điều cần thiết để điều hòa chu kỳ ngủ - thức cũng như duy trì sức khỏe não bộ tối ưu.
2. Tiếp nhận quá nhiều tin tức tiêu cực
Tiếp xúc quá mức với các tin tức tiêu cực có thể gây kích thích phản ứng căng thẳng trong não bộ, dẫn tới lo âu, trầm cảm, suy yếu chức năng nhận thức.
Nên khuyến khích trẻ cân bằng việc tiếp nhận thông tin đa phương tiện, hạn chế các tin tức gây lo âu để hỗ trợ sự phát triển não bộ lành mạnh ở trẻ.
3. Đeo tai nghe âm lượng quá cao
Đeo tai nghe để nghe nhạc hay các nội dung âm thanh khác với âm lượng quá cao có thể gây tổn thương cấu trúc trong tai, dẫn tới mất thính lực và khó khăn khi xử lý âm thanh.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng tai nghe điều độ, giới hạn âm lượng, tránh tiếp xúc với âm thanh quá lớn để bảo vệ sức khỏe thính lực và chức năng não bộ.
4. Tách biệt với xã hội
Thiếu tương tác và tách biệt với xã hội có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho sự phát triển của não bộ, dẫn tới cảm giác cô đơn, trầm cảm, suy giảm chức năng nhận thức.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ có những kết nối xã hội ý nghĩa, sâu sắc, nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của não bộ và tăng cường sức khỏe cảm xúc cho trẻ.
5. Xem điện thoại, máy tính, TV quá nhiều
Thời gian sử dụng màn hình (screen time) quá nhiều, nhất là các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính, TV có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ, khả năng tập trung và chức năng nhận thức của trẻ.
Bố mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng màn hình của con và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác thay thế.
6. Tiêu thụ quá nhiều đường
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới đường huyết thay đổi bất thường, viêm và kháng insulin, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe não và chức năng nhận thức.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ có chế độ ăn cân bằng, ít đường bổ sung để não bộ được phát triển tối ưu.
7. Ít vận động
Thói quen hay ngồi, lười vận động thể chất có thể gây tổn thương chức năng não bộ, giảm khả năng nhận thức, tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, giảm thời gian ngồi một chỗ để cải thiện sức khỏe não bộ nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
8. Thói quen ngủ không tốt
Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng tới chức năng não bộ, giảm khả năng nhận thức, tác động tiêu cực tới tâm trạng, hành vi và sức khỏe tổng thể.
Bố mẹ nên thiết lập thời gian đi ngủ cố định, khuyến khích các thói quen đi ngủ lành mạnh để trẻ có thể phát triển não bộ tối ưu.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 thói quen làm tổn thương não bộ của trẻ tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].