Không chỉ thời tiết thất thường lúc giao mùa, mà cả những thói quen sinh hoạt sai lầm cũng có thể là nguy cơ khiến trẻ dễ mắc cảm cúm hay các bệnh về đường hô hấp.
Cha mẹ cần biết 10 mẹo đơn giản sau để phòng tránh các căn bệnh phổ biến này.
1. Đảm bảo bé ngủ đủ
Nếu trẻ thiếu ngủ và thường xuyên mệt mỏi, hệ miễn dịch của bé sẽ khó lòng tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Vì vậy, đảm bảo bé ngủ đủ giấc là cách đơn giản và hữu ích để con không nhiễm bệnh.
Lý tưởng nhất, trẻ sơ sinh cần ngủ tới 18 giờ/ngày, trẻ tuổi mầm non cần ngủ 12 giờ đến 14 giờ/ngày.
Trẻ tiểu học cần ngủ từ 10 – 11 giờ/ngày.
Nếu như việc cho con ngủ muộn vào buổi sáng là khó thức hiện, cha mẹ hãy cố gắng để con đi ngủ càng sớm càng tốt vào buổi tối để đảm bảo đủ tiêu chuẩn giờ ngủ nêu trên.
2. Rửa tay thường xuyên
Thực tế 80% các bệnh lây nhiễm, bao gồm cả cảm lạnh, đều lây truyền qua tiếp xúc. Vì vậy, việc trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên là rất quan trọng.
Xà phòng tiệt trùng là một lựa chọn tốt để đảm bảo tay con sạch vi khuẩn.
Thời gian bé rửa tay cũng rất quan trọng. Nếu bé rửa quá nhanh sẽ không sạch, vì vậy cha mẹ có thể khuyên con hát một bài hát ngắn (ví dụ: Con cò bé bé) trong lúc rửa tay, hát xong thì con cũng vừa đủ thời gian rửa sạch cả mu bàn tay, lòng bàn tay và các kẽ ngón tay.
3. Giữ nhà sạch
Nếu bất cứ người nào trong nhà đã bị cảm cúm thì bạn cần phải cảnh giác gấp đôi.
Hãy dọn dẹp tất cả mọi ngóc ngách trong nhà. Vi rút có thể sống tới 2 giờ sau khi được phát tán trên các vật dụng như cốc, bàn nước, khăn tay…
Vi khuẩn còn có thể tồn tại ở điều khiển TV, tay nắm cửa, tay nắm cửa tủ lạnh…
Vì vậy việc lau dọn nhà là hết sức quan trọng. Ngoài ra, hãy hướng dẫn con bạn khi ho hay hắt xì hơi hãy dùng khuỷu tay thay vì bàn tay để che lên mũi, miệng.
Vi khuẩn bắn và khuỷu tay sẽ khó có khả năng phát tán hơn so với vi khuẩn bám vào bàn tay.
4. Tránh sử dụng thuốc chữa ho đến tận lúc bắt buộc phải dùng
Động tác ho giúp trẻ thở dễ hơn bằng cách đẩy các chất nhầy trong họng của bé ra ngoài.
Vì vậy, đừng cố để ngăn chặn ho bằng các loại thuốc.
Hãy cố gắng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bé bằng các loại thảo dược.
Trừ khi trẻ bị ho quá nặng kèm theo sốt cao, nôn mửa, mới cần dùng các loại thuốc trị ho.
5. Cho bé một món gì đó để ngậm
Ho hoặc bệnh cảm cúm làm cho miệng trẻ khô, đắng và dễ bị kích thích.
Vì vậy, để giảm triệu chứng này, với các bé trên 4 tuổi, có thể cho bé ngậm một món gì đó.
Một quả quất hồng bì hoặc chanh đào ngâm đường phèn, ngâm mật ong đều tốt cho cổ họng của bé.
6. Tăng cường cho bé uống nước ấm
Các loại thức uống ấm như nước cam, nước chanh ấm, sữa ấm hoặc trà thảo dược pha mật ong… đều tốt cho họng của bé.
Các thức uống tự làm này sẽ làm mỏng lớp dịch nhầy trong họng bé, giúp bé dễ dàng ho và đẩy dịch ra ngoài hơn.
7. Chế biến các món ăn phù hợp
Chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp bé tăng cường đề kháng và tránh xa các bệnh hô hấp vào lúc giao mùa.
Nếu đã bị bệnh, các món ăn lỏng, ấm, giầu chất dinh dưỡng như súp gà, súp thịt bò… sẽ giúp ích.
8. Lau nước mũi cho bé thường xuyên
Nước mũi sẽ kéo theo virus gây cảm cúm, vì vậy lau nước mũi liên tục cho bé sẽ làm vùng mũi và xoang sạch mầm bệnh.
Đừng lo lắng nếu thấy nước mũi của bé chuyển từ trong sang màu xanh hoặc vàng.
Đó là dấu hiệu hệ miễn dịch của bé đang chiến đấu chống lại virus. Đó không phải là dấu hiệu bé bị bệnh nặng và cần điều trị kháng sinh.
9. Hút mũi cho bé dưới 2 tuổi
Với trẻ dưới 2 tuổi chưa biết tự xì mũi, cha mẹ cần có các dụng cụ để hút mũi cho bé.
Trước khi hút mũi nên xịt nhiều nước muối vào hai lỗ mũi để làm lỏng dịch mũi, việc hút mũi sẽ dễ dàng hơn.
10. Cho bé ngủ với gối cao hơn sẽ giúp dễ thở
Nếu bé đang bị nghẹt mũi, nâng cao đầu bé với một cái gối mỏng vào ban đêm sẽ giúp bé dễ thở hơn.
Việc bé khó thở bằng mũi và phải há miệng để thở chắc chắn sẽ làm bé dễ dàng bị các bệnh về hô hấp.
Nếu bé dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể lót thêm một cái khăn mỏng vào dưới lớp đệm phía đầu của bé.
Các bé ở lứa tuổi này có thể bị ngạt do chăn, gối xô xệch và trùm vào đầu trong lúc ngủ nên việc dùng gối là không nên, kê đầu cho bé cũng cần hết sức cẩn thận.
Ho là phản xạ của cơ thể giúp làm sạch đường thở ở họng và ngực, có lợi cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều, ho sù sụ, ho nhiều vào ban đêm hoặc ho kèm theo sốt... thì lại là những dấu hiệu nhắc nhở bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám kịp thời để tránh biến chứng?
Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu những thông tin hữu ích về vấn đề này ngay tại chương trình Trực tuyển dưới hình thức livestreams trên Tạp chí Gia Đình Mới với chủ đề “Chăm sóc trẻ bị ho, sốt: Làm gì để tránh biến chứng” vào hồi 10h30 - 12h, ngày 17/4/2018.
Bởi hai bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực Nhi khoa và Tai Mũi Họng gồm:
-PGS.TS BS.Nguyễn Tiến Dũng - Chuyên khoa Nhi, BV Bạch Mai
-PGS.TS BS.Phạm Thị Bích Đào – Chuyên khoa Tai Mũi Họng, ĐH Y Hà Nội
Chương trình do Tạp chí điện tử Gia Đình Mới phối hợp Công ty IGV Group chuyên về kỹ thuật, giải pháp công nghệ truyền hình tương tác tổ chức với sự bảo trợ của nhãn hàng Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi và thắc mắc về bệnh lý liên quan đến chủ đề trên cho các chuyên gia khách mời và đặt câu hỏi trên Fanpage Gia Đình Mới hoặc hotline 0868-186-999 và 18001155