Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

9 điều cha mẹ dặn con để bảo vệ trẻ khỏi người lạ

Trước khi cho con tự lập, cha mẹ hãy làm những điều này để đảm bảo con được an toàn.

9-dieu-cha-me-nen-dan-con-cu-xu-voi-nguoi-la-2

 Cha mẹ cần lưu ý điều gì để con được an toàn? - Nguồn: Huffington Post

Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi để con ở nhà một mình hoặc tự đi học vì thủ đoạn của kẻ xấu ngày một tinh vi.

 Dưới đây là những điều cha mẹ cần thực hiện và dặn dò bé khi tiếp xúc với người lạ.

1. Không để lộ thông tin cá nhân của con 

Empty

Thay vì để lộ thông tin cá nhân của con, hãy để lại số điện thoại của bạn - Nguồn: Bright Side

Đừng viết tên con lên đồ dùng của chúng: cặp sách, hộp đựng đồ ăn trưa hoặc chai nước.

Tư trang của trẻ không nên chứa thông tin cá nhân của bé vì rất có thể kẻ xấu sẽ dùng điều này để chiếm lòng tin của trẻ và gây ra những hậu quả khôn lường.

Cách tốt nhất là hãy để lại số điện thoại của bạn trên đồ dùng của con, như vậy cũng dễ dàng nhận lại đồ hơn nếu con để quên hoặc làm mất.

 2. Đặt mật khẩu gia đình 

Empty

Đặt mật khẩu gia đình để con không bị lừa theo người lạ - Nguồn: Bright Side

Nếu ai đó nói với con bạn: ‘Đi với cô/chú. Cô/chú sẽ đưa cháu đến gặp bố mẹ’, điều đầu tiên con bạn cần hỏi người lạ là: ‘Tên bố mẹ cháu là gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?’

Hãy nghĩ ra một mật khẩu thật độc đáo và khó đoán, phòng trường hợp khẩn cấp, ví dụ như khi bạn nhờ một người quen đón con ở trường hoặc nhà trẻ.

3. Cài các ứng dụng định vị

Empty

Bạn hoàn toàn có thể biết được con ở đâu nhờ các ứng dụng GPS - Nguồn: Bright Side

Nhờ có chức năng GPS mà những ứng dụng này có thể chỉ cho bạn biết chính xác con mình đang ở đâu cũng như mức độ pin điện thoại của trẻ.

Một số ứng dụng đó là:

- Life360 Locator 

- GPS Phone Tracker 

4.  Đeo thiết bị có nút khẩn cấp  

Empty

Hiện có nhiều loại thiết bị gắn nút khẩn cấp cho trẻ - Nguồn: Bright Side

Hiện nay, các thiết bị được gắn nút khẩn cấp được thiết kế dưới dạng chiếc đồng hồ, móc chìa khóa, vòng tay hoặc huy hiệu.

Với một ứng dụng điện thoại đặc biệt, cha mẹ có thể liên tục theo dõi vị trí của con.

Khi trẻ nhấn nút khẩn cấp, bố mẹ hoặc cảnh sát sẽ ngay lập tức nhận được tín hiệu.

Một số thiết bị như vậy có thể kể đến là BuddyTag, Major-GSM Panic, v.v.

5. Hét lên: ‘Cháu không biết người này!’  

Empty

Trẻ cần học cách phản ứng gay gắt khi bị người lạ kéo đi - Nguồn: Bright Side

Hãy dặn con rằng khi bị người lạ kéo đi thì trẻ hoàn toàn được phép cắn, đá, cào, cấu và bằng mọi giá thu hút sự chú ý của mọi người dù có đang rất sợ hãi.

Ngoài ra, trẻ nên liên tục hét lên thật to: ‘Cháu không biết người này! Người này đang định bắt cháu đi!’

6. Giữ khoảng cách và dừng cuộc nói chuyện 

Empty

Khoảng cách an toàn với người lạ là 2 - 2,5 mét và chỉ nên nói chuyện dưới 5 giây - Nguồn: Bright Side

Con bạn cần hiểu rằng không nên nói chuyện với người lạ và nếu cuộc nói chuyện kéo dài quá 5 - 7 giây thì tốt nhất là con nên đi khỏi chỗ đó và đến một nơi an toàn.

Trong khi nói chuyện, con nên đứng ở khoảng cách từ 2 – 2,5 mét, nếu người đó định tiến sát vào thì trẻ cần có phản xạ lùi lại.

Hãy tập luyện tình huống này ở nhà cùng với con mình, chỉ cho con khoảng cách phù hợp khi nói chuyện với người lạ và dặn con phải luôn duy trì khoảng cách này.

7. Tránh sử dụng thang máy với người lạ  

Empty

Trẻ không nên vào trong thang máy một mình với người lạ - Nguồn: Bright Side

Hãy dạy con khi chờ thang máy phải dựa lưng vào tường để xem có ai tiến lại gần không.

Nếu thấy có người lạ đi vào, con cần nghĩ ra lý do để tránh vào cùng thang máy với người đó, ví dụ như bỏ quên thứ gì và phải chạy đi lấy chẳng hạn.

Nếu người lạ cứ khăng khăng rủ con bước vào thang máy, hãy dạy con đáp lại: ‘Bố mẹ cháu dặn là chỉ được đi thang máy một mình hoặc với hàng xóm’.

Hãy dặn con nếu người lạ kéo con vào thang máy hoặc bịt miệng con lại, con phải cố hét lên, dùng hết sức cắn và đánh trả đến khi có người lớn đến cứu.

8. Không được để người lạ biết bố mẹ vắng nhà 

Empty

Khi bố mẹ đi vắng cần dặn trẻ không cho người lạ vào nhà, dù họ có tự nhận là bạn bè, người quen hoặc thợ sửa chữa - Nguồn: Bright Side

Khi đi vắng và để con ở nhà một mình, bố mẹ cần dặn con không mở cửa cho người lạ.

Nếu nghe có người gọi cửa nhưng khi nhìn qua lỗ nhòm lại không thấy ai hoặc không nghe tiếng ai trả lời câu hỏi: ‘Ai đấy ạ?’, trẻ không được phép mở cửa, dù chỉ là he hé để xem có chuyện gì.

Ngoài ra, trẻ không được để cho người lạ biết bố mẹ vắng nhà, ngay cả khi người đó tự nhận là bạn bè hoặc đồng nghiệp của bố mẹ.

Nếu người lạ đó cứ kiên quyết đòi vào hoặc định đột nhập, con cần phải gọi cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay lập tức.

9. Tránh gặp gỡ bạn ‘ảo’ một mình  

Empty

Mạng Internet có thể rất nguy hiểm với trẻ - Nguồn: Blazewifi.com

Hãy cảnh báo với con rằng, hiện nay trên mạng có rất nhiều kẻ xấu. Nếu có người làm quen với con và tự nhận là hàng xóm nhà mình, chưa chắc kẻ đó đã sử dụng danh tính thật.

Nói chuyện qua mạng có thể khiến chúng ta trở thành ‘con mồi’ của nhiều đối tượng nguy hiểm.

Bạn cần dặn trẻ không được nói với người lạ, kể cả trẻ con, số điện thoại, địa chỉ hoặc tên thật.

Ngoài ra, con cũng không nên gửi ảnh cá nhân cho bạn ‘ảo’ hoặc kể cho họ nghe những địa điểm vui chơi ưa thích và luôn từ chối gặp mặt ngoài đời.

Quỳnh Anh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính