9 cặp từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt, nếu đúng hết bạn thật là 'cao thủ'

Vẫn có câu: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Có rất nhiều từ chúng ta dùng sai hằng ngày nhưng không hay biết. Dưới đây là 9 cặp từ dễ gây nhầm lẫn như vậy!

 #1. Chia sẻ hay chia xẻ

Chia sẻ: "Chia" là chia thành từng phần từ một chỉnh thể nhất định, "sẻ" là bớt ra, lấy ra một phần. “Chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

Chia xẻ: "Chia" có nghĩa như trên, còn "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước; chia năm xẻ bảy").

Empty

#2. Giả thuyết hay giả thiết

Giả thuyết: Dùng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, nhưng chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Giả thiết: Dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán đó.

Empty

#3. Độc giả hay đọc giả

Độc giả là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” mang ý nghĩa “đọc” hay “học” và “giả” mang ý nghĩa “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.

Đọc giả là một từ không có nghĩa.

Empty

#4. Chín mùi hay chín muồi

"Chín muồi” có nghĩa là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

"Chín mùi" là từ vô nghĩa.

Empty

#5. Tựu chung hay tựu trung

"Tựu trung": “tựu” có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, cái cốt lõi. “Tựu trung” có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

Tựu chung là từ không đúng ngữ pháp.

Empty

#6. Vô hình chung hay vô hình trung

"Vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Ý là “tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến).” Ví dụ: Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó.

"Vô hình chung" là một từ sai ngữ pháp.

Empty

#7. Nhậm chức hay nhận chức

"Nhậm chức": "Nhậm" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; “chức” là chức trách, việc quan, bổn phận. “Nhậm chức” là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

"Nhận chức" là từ không có nghĩa.

Empty

#8. Chuẩn đoán hay chẩn đoán

Từ “chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt).

"Chuẩn đoán" là một từ vô nghĩa.

Empty

#9. Sát nhập hay sáp nhập

“Sáp nhập” có nghĩa là nhập chung lại, tức là từ đúng. Còn “sát nhập” là từ biến âm từ từ “sáp nhập” thôi bạn nhé!

Empty
Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính