1. Chỉ đi mua thực phẩm 1 lần/tuần
Nếu bạn là người thích mua thực phẩ theo kiểu ngẫu hứng, hãy bỏ thói quen tốn kém đó ngay bây giờ.
Bạn hãy gắn một cuốn sổ ghi chép và bút vào tủ lạnh. mỗi khi có hết thực phẩm nào, hãy ghi vào danh sách mua hàng.
Thói quen này sẽ có tác động lớn tới việc chi tiêu trong gia đình bạn.
Khi bạn không có một danh sách mua hàng, bạn sẽ dễ bị cuốn vào việc mua hết món đồ này đến món đồ khác.
Thay vào đó, hãy dành một thời gian nhất định mỗi tuần để đi siêu thị mua hàng mà không cần vội vàng. Hãy nhớ mang theo danh sách những món đồ đã liệt kê. Nó sẽ giúp bạn tránh mua những món đồ không cần thiết.
Ngoài ra, khi bạn đi mua hàng theo kiểu ngẫu hứng, bạn sẽ không có thời gian đợi khuyến mãi và phải trả đủ giá.
Hơn thế nữa, đi siêu thị nhiều lần cũng khiến bạn tốn tiền xăng xe nhiều hơn, làm tăng thêm chi phí tiêu dùng.
2. Chỉ dùng xe đẩy hàng khi thực sự cần
Nếu bạn đi siêu thị chỉ để mua một món hàng, đừng lấy giỏ mua hàng. Nếu bạn chỉ mua khoảng 3 món đồ, đừng lấy xe đẩy hàng.
Chỉ nên dùng xe đẩy hàng khi bạn phải mua nhiều đồ. Như vậy bạn sẽ tránh được việc mua sắm vô độ.
3. Nắm giá các mặt hàng thường dùng
Bạn hãy mua một cuốn sổ nhỏ, xem lại tủ lạnh để xác định 12 loại thực phẩm bạn thường mua nhiều nhất.
Mỗi loại bạn viết lên một trang riêng và mang cuốn sổ đi theo mỗi khi mua sắm. Khi đi mua hàng hay khi thấy có đợt giảm giá, hãy ghi lại giá của các sản phẩm.
Dần dần, bạn sẽ nhận ra được mình có nên mua tích trữ hay đợi khuyến mãi cho món hàng nào đó hay không.
Dù siêu thị thường có hàng chục ngàn mặt hàng nhưng chỉ cần tìm được 12 mặt hàng thông dụng của bạn khi giảm giá, bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền không nhỏ.
Một chuyên gia tiết kiệm cho biết, chỉ nhờ dự trữ ức gà khi giảm giá thay vì mua ức gà hàng tuần với giá thông thường đã giúp cô tiết kiệm 325 USD (hơn 7,5 triệu đồng) mỗi năm.
4. Kiểm tra lại hóa đơn
Máy tính tiền ở siêu thị không phải lúc nào cũng cập nhật giá được giảm mới nhất của các mặt hàng. Đôi khi do nhân viên nhập mã hoặc số liệu nhầm cũng có thể tính sai hóa đơn.
Bạn nên kiểm tra hóa đơn và báo ngay cho nhân viên thu ngân nếu có sai sót.
5. Kiểm tra thẻ tích điểm
Nhiều siêu thị thường cung cấp cho khách hàng thẻ tích điểm để bạn tiết kiệm tiền cho một số sản phẩm nhất định.
Những tấm thẻ thường có hình dạng giống nhau và thu ngân sẽ dùng thẻ quét qua máy quét.
Bạn nên kiểm tra kỹ để đưa đúng thẻ cho nhân viên vì nếu quét nhầm thẻ, máy vẫn sẽ phát ra tiếng "bíp" nhưng bạn lại không được tích điểm hay giảm giá.
6. Tự nấu ăn để tiết kiệm tiền
Các công ty thực phẩm khiến bạn cảm thấy mua những phần salad rau củ sơ chế sẵn, nguyên liệu nấu ăn đóng gói sẵn sẽ tiện lợi hơn. Thực tế đây là cách họ lấy thêm tiền từ bạn.
Hãy mua các nguyên liệu làm salad riêng thay vì mua những hộp salad đóng gói sẵn. Hãy mua các loại ngũ cốc, thực phẩm với lượng thông thường thay vì từng gói chia nhỏ.
Việc rửa rau củ làm salad hay chia thực phẩm thành nhiều phần nhỏ chỉ mất vài giây nhưng bạn sẽ tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ thay vì chi cho thứ bạn không thực sự cần.
Gia Đình Mới tổ chức cuộc thi "Bí kíp tiêu dùng thông minh" chia sẻ những câu chuyện có thật, giúp độc giả có cái nhìn phong phú, thực tiễn hơn trong cách tiêu dùng, quản lý tài chính của từng gia đình, từ đó rút ra cách quản lý tài chính khôn ngoan, tiêu dùng thông minh hơn.
Mỗi bài dự thi đăng trên http://giadinhmoi.vn sẽ được nhận ngay nhuận bút 1 triệu đồng. Cuộc thi do Tạp chí Gia Đình Mới và Ngân hàng SeABank phối hợp tổ chức.
Chi tiết cuộc thi TẠI ĐÂY
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 thói quen tốt giúp bạn tiết kiệm tiền khi đi siêu thị tại chuyên mục Chi tiêu Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].