Đi bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với mọi lứa tuổi. Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày nên đi bộ từ 30 đến 60 phút sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường, giảm tai biến mạch máu não và nguy cơ bị thoái hóa cổ xương đùi… Ngoài những lợi ích trên, đi bộ còn phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, chứng trầm cảm và là liệu pháp giảm béo tốt nhất. Thường xuyên đi bộ sẽ giúp giảm mỡ, tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp, cải thiện tuần hoàn để từ đó có cơ thể khỏe, đẹp mỗi ngày.
Thế nhưng nếu mắc phải những sai lầm dưới đây sẽ khiến cho hiệu quả mang lại rất ít.
Những sai lầm khi đi bộ
-Đi bộ quá nhiều, chọn quãng đường đi quá dài, thời gian quá lâu dẫn đến vận động quá sức và chấn thương.
-Chọn sai thời điểm, nhều người chọn thời điểm ngay sau khi dùng bữa để đi bộ nhằm thư giãn và tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa nạp vào. Theo góc độ y khoa, sau khi ăn lượng máu dồn về hệ tiêu hóa rất nhiều, nếu đi bộ ngay có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, viêm, loét dạ dày..
-Đi bộ, chạy bộ tùy tiện (trên vỉa hè, dưới lòng đường xe cộ đông đúc)… những khu vực ô nhiễm, khi bạn hít thở sẽ dễ nhận nhiều khói bụi, vi khuẩn đến phổi nhiều hơn.
-Không khởi động trước khi đi bộ, chạy bộ vì cho rằng chỉ là những bài tập nhẹ điều đó khiến các khớp xương trên cơ thể bạn sẽ không thể mở ra hạn chế các hoạt động làm giảm hiệu quả của bài tập.
-Vừa tập vừa xem điện thoại, tám chuyện: Việc tám chuyện phiếm khi đi bộ sẽ làm bạn mất tập trung vào buổi tập cũng như giảm hiệu quả tập luyện.
- Nghỉ ngơi liên tục trong quá trình đi bộ thì xem như buổi tập hôm đó hoàn toàn vô nghĩa bởi các cơ bắp và mỡ bị đốt cháy rồi nguội đi liên tục, ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ giảm mỡ. Nếu cảm thấy quá mệt bạn có thể giảm cường độ lại sao cho vừa sức rồi tăng dần khi cơ thể đã quen với cường độ cao.
Tác hại của việc đi bộ, chạy bộ nhiều, sai cách
Mọi thứ nếu lạm dụng quá đều sẽ gây ra những bất lợi, không phải cứ tập thể dục nhiều là tốt, mà chúng ta cần tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình và tập đúng cách như vậy mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
-Việc chạy bộ, đi bộ sai cách, quá sức sẽ khiến bạn gặp các rắc rối sau:
-Tổn hại đến cơ, có thể gây mất cơ, cơ bắp bị bào mòn mà không có thời gian để hồi phục lại
-Gây chấn thương.
-Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, khiến tim dễ bị đập nhanh, đập rối loạn,...do không kịp cung cấp đủ máu và oxy đến tim dễ gây ra đột quỵ.
-Cảm thấy mệt mỏi, chân tay yếu
-Đau khớp: Đi bộ, chạy bộ quá nhiều khiến dây chằng ở chân luôn trong tình trạng căng, các xương chân phải chịu áp lực lớn gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng chấn thương và mức độ đau tăng lên, có khả năng đã chuyển qua giai đoạn mãn tính làm bạn không thể đi lại, vận động linh hoạt như bình thường..
-Khi đi bộ quá sức sẽ xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, tim đập quá nhanh...
Để đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất, cần đi bộ một cách tự nhiên, tránh gò bó theo kỹ thuật. Song, người đi bộ cũng cần lưu ý: nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ; đi chậm khi mới bắt đầu và khi kết thúc trong thời gian khoảng 5 phút; tư thế đi bộ phải thẳng, không thu vai hoặc khom lưng nhằm giữ cho cột sống được thẳng, không chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều để hô hấp được tối đa.
Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.
Khi đi bộ, hai tay nên vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng, tay không nên cầm nắm thêm những vật dụng không cần thiết khác trên tay. Luôn giữ cho hơi thở tự nhiên. Mặc quần áo ngắn, nhẹ, rộng vừa phải và nên đi giày thể thao.
V.LinhBạn đang xem bài viết 5 sai lầm khi đi bộ thể dục gây nên 7 tác hại cho cơ thể tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].